Kairat vs Olimpija
Logo Kairat - KAI Kairat
-
Logo Olimpija - OLI Olimpija
-
Malmö FF vs Iberia 1999
Logo Malmö FF - MFF Malmö FF
-
Logo Iberia 1999 - IBE Iberia 1999
-
Budućnost vs Noah
Logo Budućnost - BUD Budućnost
-
Logo Noah - NOA Noah
-
Dinamo Minsk vs Ludogorets Razgrad
Logo Dinamo Minsk - DIM Dinamo Minsk
-
Logo Ludogorets Razgrad - LUD Ludogorets Razgrad
-
Linfield vs Shelbourne
Logo Linfield - LIN Linfield
-
Logo Shelbourne - SHE Shelbourne
-
Partizan vs AEK Larnaca
Logo Partizan - PAR Partizan
-
Logo AEK Larnaca - AEL AEK Larnaca
-
Celje vs Sabah
Logo Celje - CEL Celje
-
Logo Sabah - SAB Sabah
-
Liverpool vs AFC Bournemouth
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Aston Villa vs Newcastle United
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Tottenham Hotspur vs Burnley
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Burnley - BUR Burnley
-
Sunderland vs West Ham United
Logo Sunderland - SUN Sunderland
-
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Nottingham Forest vs Brentford
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Brighton & Hove Albion vs Fulham
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Wolverhampton Wanderers vs Manchester City
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Chelsea vs Crystal Palace
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Manchester United vs Arsenal
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Leeds United vs Everton
Logo Leeds United - LEE Leeds United
-
Logo Everton - EVE Everton
-
Sassuolo vs Napoli
Logo Sassuolo - SAS Sassuolo
-
Logo Napoli - NAP Napoli
-
Genoa vs Lecce
Logo Genoa - GEN Genoa
-
Logo Lecce - LEC Lecce
-
Roma vs Bologna
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Bologna - BOL Bologna
-
Milan vs Cremonese
Logo Milan - MIL Milan
-
Logo Cremonese - CRE Cremonese
-
Como vs Lazio
Logo Como - COM Como
-
Logo Lazio - LAZ Lazio
-
Cagliari vs Fiorentina
Logo Cagliari - CAG Cagliari
-
Logo Fiorentina - FIO Fiorentina
-
Juventus vs Parma
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Logo Parma - PAR Parma
-
Atalanta vs Pisa
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-
Logo Pisa - PIS Pisa
-
Udinese vs Hellas Verona
Logo Udinese - UDI Udinese
-
Logo Hellas Verona - VER Hellas Verona
-
Inter Milan vs Torino
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Logo Torino - TOR Torino
-

Xem Thêm

Chia sẻ

Đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2018: Thành bại tại… thể lực?

Chỉ còn đúng 4 ngày nữa (ngày 8-11), đội tuyển (ĐT) quốc gia Việt Nam sẽ bước vào trận đấu đầu tiên gặp đội tuyển Lào trong khuôn khổ Giải bóng đá vô địch Đông Nam Á – AFF Cup 2018. Đây là giải đấu quan trọng nhất đối với đội tuyển Việt Nam.

Tính đến thời điểm hiện tại, mọi công việc chuẩn bị cho đội tuyển dường như đã hoàn tất. Tuy nhiên, đến giờ phút này, thể lực –  vấn đề quan trọng nhất đối với các học trò của HLV Park Hang-seo là điều mà người hâm mộ bóng đá nước nhà hoàn toàn có quyền lo lắng.

Đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2018: Thành bại tại… thể lực? - 1

Vấn đề thể lực sẽ là yếu tố then chốt cần giải quyết của ĐT Việt Nam.

Thực ra, thể lực không phải là vấn đề mới đối với bóng đá Việt Nam. Cách đây hơn 10 năm, HLV Calisto chính thức nắm quyền dẫn dắt ĐT Việt Nam. Và điều đầu tiên ông thầy người Bồ Đào Nha này bắt tay vào thực hiện đó là rèn thể lực cho các học trò của mình. Thời ấy, ở trong những buổi đầu của việc rèn luyện, gần như không tuyển thủ quốc gia nào có thể “nuốt trọn” giáo án mà HLV Calisto soạn ra.

Không lâu sau đó, thể lực của các cầu thủ đội tuyển Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt. Trong các giải đấu, các tuyển thủ đã có thể cạnh tranh khá sòng phẳng với các đối thủ khu vực từ đầu đến cuối trận đấu. Ít lâu sau đó, đến tháng 12 năm 2008, đội tuyển Việt Nam của HLV Calisto với lứa Công Vinh đã lần đầu tiên vô địch Đông Nam Á. Đó là chức vô địch duy nhất cho đến tận ngày nay.

Sau HLV Calisto, một số HLV khác lên nắm quyền dẫn dắt đội tuyển Việt Nam đã có những triết lý và cách rèn quân khác nhau. Có người không đặt vấn đề thể lực lên hàng đầu mà cho rằng kĩ chiến thuật mới là yếu tố quyết định đến thành bại của đội bóng.

Tuy nhiên, dù với triết lý nào, đội tuyển Việt Nam cũng vẫn liên tiếp phải nhận những thất bại sau đó. Đến tháng 5-2014, Liên đoàn bóng đá Việt Nam VFF đã chính thức đưa HLV Miura (HLV người Nhật Bản) lên nắm quyền dẫn dắt đội tuyển Việt Nam.

HLV Miura có quan điểm rất giống HLV Caliso. Đó là, ưu tiên số 1 việc cải thiện thể lực cho các tuyển thủ Việt Nam. Vì thế, ngay sau khi nắm quyền, HLV Miura đã đi quan sát rất kỹ nhiều trận đấu trong khuôn khổ giải vô địch quốc gia V.League và có những ghi chép, thống kê cụ thể.

Ông đưa ra một con số giật mình rằng, nếu như ở các nền bóng đá phát triển, quãng đường di chuyển của các cầu thủ trong một trận đấu trung bình ở vào khoảng trên dưới 12km, thì con số này ở Việt Nam là khoảng trên dưới 6km!

Trong suốt “triều đại” Miura kéo dài 16 tháng, ngoài việc ưu tiên tuyển chọn những cầu thủ có thể hình tốt, HLV người Nhật Bản cũng gần như dành tối đa thời gian cho việc cải thiện thể lực cầu thủ. Cùng với việc bổ sung HLV thể lực chuyên nghiệp cho đội tuyển, bữa ăn của các tuyển thủ cũng được các bác sĩ tính toán lên thực đơn chi tiết giữa năng lượng bị tiêu hao và năng lượng cần tái tạo.

Đương nhiên, với cách tập luyện và ăn uống khoa học kể trên, thể lực của các tuyển thủ Việt Nam khi ra sân đã gây rất nhiều bất ngờ và ngạc nhiên cho người hâm mộ bóng đá nước nhà.

Dưới thời HLV Miura, đội tuyển Việt Nam đã thể hiện một bộ mặt khác hẳn truyền thống. Tuy nhiên, thay vì lối đá ban bật nhỏ, nhuyễn và kĩ thuật, các cầu thủ của chúng ta lại quá thiên về thể lực. Ngay kể cả gặp những đối thủ có thể hình cao to và thể lực tốt, các cầu thủ của HLV Miura cũng không ngại va chạm, tranh chấp và… “đua” thể lực cùng với lối chơi bóng dài. Vì vậy, tuy có được nền tảng thể lực sung mãn, nhưng với lối chơi không hợp lý, đội tuyển Việt Nam vẫn không thể có được thành công.

Sau HLV Miura, đến nay, đội tuyển Việt Nam đã trải qua quá trình gắn bó với HLV Nguyễn Hữu Thắng. HLV Hữu Thắng không gặt hái được thành công tại SEA Games 2017 và lập tức nhường ghế cho HLV Park Hang-seo. Thực tế dưới thời ông Park, tuy không chú trọng vấn đề rèn luyện thể lực ở cấp độ cao nhất, nhưng các học trò của ông thực tế trên sân bóng lại có thể lực rất tốt, ít nhất là lứa U23. Điều này đã gây ngạc nhiên với chính ông Park Hang-seo!

Tiếp quản đội tuyển U23 Việt Nam không bao lâu thì ông Park đã phải cầm quân chinh chiến tại VCK U23 châu Á đầu tháng 1 năm 2018. Trải qua một số trận đấu, HLV Park Hang-seo đã phải thốt lên rằng, trước khi ông sang Hà Nội, nhiều người nói, cầu thủ Việt Nam thể lực rất kém. Nhưng ông không cho là như vậy. Đến sau khi đội tuyển U23 Việt Nam giành ngôi Á quân lịch sử tại giải đấu này, nhiều người cho rằng các cầu thủ có thể lực tốt như vậy, tất cả là do bí quyết rèn luyện của ông thầy người Hàn Quốc!

Tuy nhiên, chính HLV Park Hang- seo đã phản bác lại quan điểm này. Ông khẳng định rằng, mình mới nhận nhiệm vụ ở Việt Nam, trong khoảng thời gian ngắn (ước chừng khoảng 15 ngày), không một HLV nào có thể cải thiện thể lực của các cầu thủ nhanh như vậy được mà là do cả một quá trình rèn luyện lâu dài ở các Câu lạc bộ, vốn đã cải thiện rất tốt vấn đề cơ sở vật chất trong đào tạo.

Để chuẩn bị cho AFF Cup diễn ra vào ngày 8-11 tới đây, HLV Park Hang-seo chỉ có vỏn vẹn hơn 20 ngày. Tại đây, ông Park đưa ra các bài tập khá lạ như buộc dù vào sau thắt lưng cầu thủ và yêu cầu họ chạy đua với nhau; hay là một cầu thủ lấy dây chun kéo ghì đồng đội của mình lại trong khi cầu thủ kia vẫn phải di chuyển để tiếp xúc và xử lý trái bóng…

HLV Park là một người kiệm lời. Đồng nghĩa với đó, trong suốt quá trình chuẩn bị cho AFF Cup lần này, ông Park đã hạn chế tối đa việc tác nghiệp của báo chí. Ngay kể cả những buổi đá giao hữu, ông Park cũng không cho báo chí vào sân. Tại AFF Cup lần này, ông Park cũng không cho tiết lộ thông tin về nơi ăn nghỉ của các tuyển thủ. Tất cả được bảo mật đến mức tối đa.

Vì thế, đương nhiên, tình trạng thể lực của các tuyển thủ cũng được giữ kín. Hi vọng rằng, với quá trình thi đấu bền bỉ trong màu áo câu lạc bộ ở mùa giải V.League 2018 vừa qua, cộng thêm với các phương pháp trị liệu khoa học của thầy Park cùng các cộng sự, các tuyển thủ của chúng ta đã có được một nền tảng thể lực bảo đảm cho mục tiêu giành Cup vàng AFF 2018.

Ngược lại, nếu thể lực của các tuyển thủ không đáp ứng được yêu cầu, người hâm mộ bóng đá nước nhà hoàn toàn có thể vỡ mộng “xưng Vương” bóng đá Đông Nam Á thêm một lần nữa.

HLV Indonesia chọn ĐT Việt Nam là ứng viên vô địch AFF Cup 2018

HLV Bima Sakti của đội tuyển Indonesia vừa có phát biểu đánh giá cao ĐT Việt Nam và HLV Park Hang-seo.

Theo đó, ông HLV Bima Sakti cho biết: “Giải đấu năm nay hứa hẹn là giải đấu có sự cạnh tranh cao. Thể thức mới sẽ khiến giải đấu hấp dẫn và khó lường hơn. Chúng tôi đã nghiên cứu kỹ các đối thủ thông qua băng hình và nhận thấy rằng không thể xem thường bất cứ đội bóng nào…

ĐT Việt Nam sẽ là thách thức với tất cả các đội ở AFF Cup 2018 sau những gì đã thể hiện ở giải U23 châu Á và ASIAD 2018. Họ sẽ là ứng viên cho chức vô địch giải năm nay”.

AFF Cup 2018
Theo bạn, đội tuyển Việt Nam sẽ có thành tích ra sao tại AFF Cup 2018?

ĐT Việt Nam xuất quân AFF Cup: Thầy Park có bài trị Thái Lan, quyết vô địch

HLV Park Hang Seo trả lời phỏng vấn rất chi tiết về kế hoạch tại AFF Cup 2018.

Theo Vũ Cảnh ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
AFF Cup 2024

Xem Thêm