Kairat vs Olimpija
Logo Kairat - KAI Kairat
-
Logo Olimpija - OLI Olimpija
-
Malmö FF vs Iberia 1999
Logo Malmö FF - MFF Malmö FF
-
Logo Iberia 1999 - IBE Iberia 1999
-
Budućnost vs Noah
Logo Budućnost - BUD Budućnost
-
Logo Noah - NOA Noah
-
Dinamo Minsk vs Ludogorets Razgrad
Logo Dinamo Minsk - DIM Dinamo Minsk
-
Logo Ludogorets Razgrad - LUD Ludogorets Razgrad
-
Linfield vs Shelbourne
Logo Linfield - LIN Linfield
-
Logo Shelbourne - SHE Shelbourne
-
Partizan vs AEK Larnaca
Logo Partizan - PAR Partizan
-
Logo AEK Larnaca - AEL AEK Larnaca
-
Celje vs Sabah
Logo Celje - CEL Celje
-
Logo Sabah - SAB Sabah
-
Liverpool vs AFC Bournemouth
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Aston Villa vs Newcastle United
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Tottenham Hotspur vs Burnley
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Burnley - BUR Burnley
-
Sunderland vs West Ham United
Logo Sunderland - SUN Sunderland
-
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Nottingham Forest vs Brentford
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Brighton & Hove Albion vs Fulham
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Wolverhampton Wanderers vs Manchester City
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Chelsea vs Crystal Palace
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Manchester United vs Arsenal
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Leeds United vs Everton
Logo Leeds United - LEE Leeds United
-
Logo Everton - EVE Everton
-
Sassuolo vs Napoli
Logo Sassuolo - SAS Sassuolo
-
Logo Napoli - NAP Napoli
-
Genoa vs Lecce
Logo Genoa - GEN Genoa
-
Logo Lecce - LEC Lecce
-
Roma vs Bologna
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Bologna - BOL Bologna
-
Milan vs Cremonese
Logo Milan - MIL Milan
-
Logo Cremonese - CRE Cremonese
-
Como vs Lazio
Logo Como - COM Como
-
Logo Lazio - LAZ Lazio
-
Cagliari vs Fiorentina
Logo Cagliari - CAG Cagliari
-
Logo Fiorentina - FIO Fiorentina
-
Juventus vs Parma
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Logo Parma - PAR Parma
-
Atalanta vs Pisa
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-
Logo Pisa - PIS Pisa
-
Udinese vs Hellas Verona
Logo Udinese - UDI Udinese
-
Logo Hellas Verona - VER Hellas Verona
-
Inter Milan vs Torino
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Logo Torino - TOR Torino
-

Xem Thêm

Chia sẻ

Vì sao V-League 2018 “đói” khán giả?

Những vòng đấu gần đây, các khán đài ở V-League 2018 dần trở nên thưa thớt sau giai đoạn đầu tấp nập. Vì sao lại như vậy?

Lại vắng như chợ chiều

V-League 2018 có sự khởi đầu mỹ mãn khi ba vòng đầu, giải đấu cao nhất bóng đá Việt Nam thu hút tới 223 nghìn người hâm mộ tới sân cổ vũ, riêng vòng đấu đầu tiên có gần 80 nghìn CĐV tới sân. Đây cũng là kỷ lục mới của V-League. Tuy nhiên, những vòng đấu gần nhất lại đang chứng kiến sự suy giảm đáng kể trên các khán đài V-League 2018. Tại vòng 6, theo thống kê từ Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF), có khoảng 50 nghìn CĐV tới sân cổ vũ 7 trận đấu, tức khoảng hơn 7 nghìn người/trận.

Vì sao V-League 2018 “đói” khán giả? - 1

HAGL (trái) là đội bóng hiếm hoi thu hút được sự quan tâm lớn của người hâm mộ

Vòng 7 còn thảm hại hơn khi chỉ có khoảng 42 nghìn khán giả. Cá biệt, trận SLNA gặp Nam Định và trận Becamex Bình Dương tiếp đón Quảng Nam chỉ thu hút khoảng 2,5 nghìn người hâm mộ, con số thấp chưa từng thấy từ đầu mùa. Nên nhớ, đây là con số từ phía VPF, dựa trên lượng vé phát hành, thực tế còn có thể thấp hơn vì chưa hẳn người sở hữu vé đã đến sân.

Trao đổi với Báo Giao thông, chuyên gia Vũ Mạnh Hải cho rằng, khán giả ở V-League theo xu hướng thoái trào là do chất lượng giải chưa cao: “VPF đã có nhiều thay đổi, nhiều nỗ lực nhưng nhìn chung chưa thể đáp ứng được kỳ vọng của người hâm mộ về một giải đấu chất lượng. Vấn đề trọng tài, bạo lực sân cỏ, những mâu thuẫn hậu trường khiến người hâm mộ không muốn tới sân”. Bên cạnh đó, theo ông Hải, hiện thời tiết đã bắt đầu nắng nóng. Việc các trận đá sớm gây khó khăn cho người hâm mộ vì sân đa phần không có mái che.

Ông Trần Anh Tú, Chủ tịch Hội đồng quản trị VPF kiêm Trưởng ban Điều hành V-League 2018 thẳng thắn thừa nhận: “Đúng là V-League còn nhiều trận đấu chất lượng chuyên môn thấp, gây nhàm chán cho người xem, dẫn tới việc họ kém hào hứng đến sân cổ vũ. Đây là nguyên nhân chính, còn yếu tố nắng nóng theo tôi chỉ góp một phần”.

Ngoài ra, theo ông Trần Anh Tú, hiệu ứng từ U23 Việt Nam bắt đầu hạ nhiệt là nguyên nhân khác khiến V-League vắng “khách”. “Thành công của U23 Việt Nam thúc đẩy CĐV đến sân theo dõi các thần tượng. Nhưng khi đã là hiện tượng thì không thể bền vững”, ông Tú nhận định. Trong khi đó, HLV Hoàng Văn Phúc khẳng định, các đội bóng ở Việt Nam không có hoặc có rất ít CĐV ruột, những người luôn ủng hộ đội bóng trong mọi hoàn cảnh. “Phần lớn là cổ vũ theo phong trào, nay thích, mai chán nên lượng CĐV đến sân kém ổn định”, ông Phúc phân tích.

Cần thêm nhiều thời gian

Thực tế, khán giả V-League từ lâu vốn là cơn đau đầu của các nhà tổ chức giải. Thế nên, việc sau giai đoạn đầu khởi sắc, khán đài V-League 2018 trở lại với vị trí vốn có không có gì quá bất ngờ. Bài toán đặt ra ở đây là làm sao để giải quyết được thực trạng “đói” khán giả ở sân chơi cao nhất bóng đá Việt Nam? Chuyên gia Vũ Mạnh Hải nhận định, không có cách nào khác là phải làm cho giải đấu sạch, hấp dẫn. “Tại sao Ngoại hạng Anh trận nào cũng chật kín khán giả? Bên cạnh tình yêu, chủ yếu do họ được tận hưởng một giải đấu hoàn hảo, ít sai sót. Trong khi giải của chúng ta cứ vài ba hôm lại dậy sóng vì trọng tài, vì những pha bóng bạo lực. Thậm chí, ở giai đoạn cuối mỗi mùa còn có tình trạng cho - nhận điểm. Ngay cả những người dễ tính nhất cũng nản lòng”.

Còn theo ông Trần Anh Tú, để thay đổi bộ mặt các khán đài V-League phải có một kế hoạch tổng thể, tốn nhiều công sức và cần sự chung tay của các bên liên quan. “Muốn các trận đấu hay, hấp dẫn, công tác huấn luyện, tuyển chọn ở mỗi CLB phải thực hiện chuẩn chỉ. Muốn giảm thiểu bạo lực sân cỏ, vai trò giáo dục của CLB với các cầu thủ rất quan trọng. Muốn trọng tài tốt, Ban Trọng tài cần nghiêm minh. Hay như công tác truyền thông, các CLB phải tự quảng bá hình ảnh của mình để thu hút người hâm mộ. Nói vậy để thấy, VPF dù nỗ lực nhưng không thể một mình xoay chuyển được cục diện của cả giải đấu”, ông Tú chia sẻ.

Ông Tú cũng cho biết, khó lòng đo đếm được tới khi nào mọi tồn tại được giải quyết và V-League trở thành điểm đến hấp dẫn cho người hâm mộ. “Cái gốc rễ, căn cơ của V-League bao năm qua đã như vậy nên nếu muốn thay đổi thì cần nhiều thời gian, không thể giải quyết trong phạm vi một mùa giải. Cái khó là nhiều thứ bị ràng buộc bởi cơ chế. Tôi nói ngay như sân Thống Nhất, Liên đoàn Bóng đá TP HCM đề xuất sửa chữa, nâng cấp từ năm 2013 nhưng đến năm 2018 mới lắp được dàn đèn mới”.

Theo Hữu Hiệp ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
V-League 2024-25: Cuộc đua nóng bỏng

Xem Thêm