Partizan vs AEK Larnaca
Logo Partizan - PAR Partizan
-
Logo AEK Larnaca - AEL AEK Larnaca
-
Celje vs Sabah
Logo Celje - CEL Celje
-
Logo Sabah - SAB Sabah
-
Liverpool vs AFC Bournemouth
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Aston Villa vs Newcastle United
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Tottenham Hotspur vs Burnley
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Burnley - BUR Burnley
-
Sunderland vs West Ham United
Logo Sunderland - SUN Sunderland
-
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Nottingham Forest vs Brentford
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Brighton & Hove Albion vs Fulham
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Wolverhampton Wanderers vs Manchester City
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Chelsea vs Crystal Palace
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Manchester United vs Arsenal
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Leeds United vs Everton
Logo Leeds United - LEE Leeds United
-
Logo Everton - EVE Everton
-
Sassuolo vs Napoli
Logo Sassuolo - SAS Sassuolo
-
Logo Napoli - NAP Napoli
-
Genoa vs Lecce
Logo Genoa - GEN Genoa
-
Logo Lecce - LEC Lecce
-
Roma vs Bologna
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Bologna - BOL Bologna
-
Milan vs Cremonese
Logo Milan - MIL Milan
-
Logo Cremonese - CRE Cremonese
-
Como vs Lazio
Logo Como - COM Como
-
Logo Lazio - LAZ Lazio
-
Cagliari vs Fiorentina
Logo Cagliari - CAG Cagliari
-
Logo Fiorentina - FIO Fiorentina
-
Juventus vs Parma
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Logo Parma - PAR Parma
-
Atalanta vs Pisa
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-
Logo Pisa - PIS Pisa
-
Udinese vs Hellas Verona
Logo Udinese - UDI Udinese
-
Logo Hellas Verona - VER Hellas Verona
-
Inter Milan vs Torino
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Logo Torino - TOR Torino
-

Xem Thêm

Chia sẻ

VPF lại bỏ tiền tỉ du học kinh nghiệm làm bóng đá?

Sau chương trình ở mùa giải trước bị nhiều ý kiến đánh giá là “cưỡi ngựa, xem hoa”, VPF đang lên kế hoạch học tập kinh nghiệm làm bóng đá nước ngoài sau mùa giải năm nay.

Trong kế hoạch ban đầu trình lên HĐQT, Công ty Cổ phần Bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) dự kiến địa điểm “học nghề” năm nay là quốc gia ở châu Âu. Chuyến đi có thể được thực hiện sau khi kết thúc V-League 2016, vào độ tháng 10 hoặc 11 tới.

Tuy nhiên, kế hoạch trên hiện chưa được HĐQT công ty phê duyệt. Một số ý kiến đã lo ngại, chi phí tổ chức tốn kém, trong khi hiệu quả đạt được lại không rõ ràng.

VPF lại bỏ tiền tỉ du học kinh nghiệm làm bóng đá? - 1

Vẫn còn nhiều nghi ngại về tính khả thi của ý định sang châu Âu "tu nghiệp" làm bóng đá của VPF

Mùa giải trước, đoàn “học nghề” do quan chức VPF, trực tiếp là Tổng giám đốc Cao Văn Chóng dẫn đầu với thành phần gồm đại diện quan chức, lãnh đạo các CLB V-League, hạng Nhất đã chọn Hàn Quốc làm điểm đến. Chuyến đi “ngốn” hết hơn 1 tỉ đồng, theo lời Phó chủ tịch HĐQT Phạm Ngọc Viễn.

Tuy nhiên kết thúc chuyến đi, đã xuất hiện nhiều ý kiến nhận định đoàn của VPF “học hành lớt phớt”, không thu hoạch được mấy “sàng khôn”.

Với thành phần dự kiến khoảng trên dưới 30 người, địa điểm lựa chọn là châu Âu thì chuyến đi lần này của VPF, chi phí khó có thể thấp hơn con số trên. Trong khi đấy, theo thừa nhận của 1 quan chức VPF, công ty hiện đang xúc tiến vận động tài trợ cho mùa giải 2017 và với tình trạng V-League đang bị “nghi ngờ có lắm sự cố”, công tác này có thể gặp khó khăn. Mùa trước, VPF đã phải hoạt động hết công suất, ngân sách hoạt động mới “hòm hòm”.

Chưa kể, việc liên tục đổi địa chỉ học nghề của VPF cũng khiến dư luận chóng mặt. Từ năm 2013, LĐBĐVN (VFF) đã đẩy mạnh hợp tác với Nhật Bản. VPF cũng theo đó cử nhiều đoàn sang Nhật Bản, nhờ cậy LĐBĐ nước này hỗ trợ, giúp đỡ phát triển giải VĐQG.

Năm ngoái, VPF chọn Hàn Quốc làm điểm đến, và vừa rồi lại tính chuyện đi châu Âu. Không phải ngẫu nhiên khi các chuyến đi do VPF tổ chức bị đặt dấu hỏi về hiệu quả, hay có tính chất như “chuyến du lịch miễn phí”.

“Với thực lực của bóng đá Việt Nam, tôi cho rằng chúng ta học được hết cái hay của Nhật Bản, hoặc quốc gia nào đấy có nền bóng đá thực sự phát triển đã là quý rồi. Chứ mỗi nơi “cóp nhặt” một chút thì lúc nào mới xây dựng được một mô hình ổn định”, lãnh đạo một CLB (không muốn nêu tên) đã nói.  

Hôm qua, TGĐ VPF Cao Văn Chóng cho biết, công ty vẫn đang chờ ý kiến của HĐQT trước khi lên kế hoạch cụ thể, từ thời gian, điểm đến, thành viên tham gia… Ông Cao Văn Chóng cũng khẳng định, các chuyến đi học hỏi kinh nghiệm làm bóng đá trước đây đã giúp ích rất nhiều cho các CLB Việt Nam.

Một quan chức VPF khác cho hay, việc tổ chức cho đại diện các CLB ra nước ngoài học kinh nghiệm, kiến thức làm bóng đá là cần thiết. “Tuy nhiên học ở đâu, thành phần như thế nào và học cái gì thì chúng tôi sẽ cân nhắc để có kế hoạch hiệu quả nhất”, vị này đã chia sẻ.

Theo Tiểu Hà ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
V-League 2025-26: Cuộc đua nóng bỏng

Xem Thêm