Chia sẻ

Người giàu đang chi tiền vào đâu?

Sự kiện: Kinh tế thế giới
0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Dù toàn ngành hàng xa xỉ đang đối mặt với sự chững lại, giới siêu giàu vẫn không ngần ngại chi tiêu cho những món trang sức đắt giá. Tuy nhiên, họ ngày càng khắt khe trong lựa chọn, chỉ tin tưởng những thương hiệu hàng đầu. Điều này mang lại lợi thế cho Richemont – tập đoàn Thụy Sĩ sở hữu loạt tên tuổi đình đám như Cartier, Van Cleef & Arpels.

Trong khi người tiêu dùng trung lưu đang dần siết chặt chi tiêu, tầng lớp siêu giàu vẫn mạnh tay mua sắm những món trang sức đắt đỏ, miễn là đến từ thương hiệu danh tiếng. Từ nhẫn đính kim cương đến vòng cổ đá quý hiếm, nhu cầu sở hữu cái “tốt nhất trong số tốt nhất” vẫn rất cao ở phân khúc khách hàng này.

Chuyên gia phân tích Luca Solca (từ công ty Bernstein) nhận định: “Các thương hiệu trang sức của Richemont là lựa chọn hàng đầu hiện nay. Dù LVMH đã nỗ lực cạnh tranh, vẫn chưa thể vượt mặt được Richemont trong lĩnh vực này.”

Thực tế, doanh số quý IV tài khóa của Richemont vượt kỳ vọng, trong đó riêng mảng Jewellery Maisons (gồm các thương hiệu trang sức) tăng 11%. Tính cả năm, đây cũng là mảng tăng trưởng mạnh nhất với mức 8%, trong khi nhiều tên tuổi xa xỉ khác như LVMH, Kering hay Burberry đều ghi nhận sụt giảm doanh số.

Một người mua sắm đi qua quầy trang sức trong cửa sổ của một cửa hàng bán đồ xa xỉ Van Cleef & Arpels do Cie. Richemont SA điều hành, trên đường Montenapoleone ở Milan, Ý.

Một người mua sắm đi qua quầy trang sức trong cửa sổ của một cửa hàng bán đồ xa xỉ Van Cleef & Arpels do Cie. Richemont SA điều hành, trên đường Montenapoleone ở Milan, Ý.

Vì sao đồng hồ cao cấp lại không còn được ưa chuộng như trước?

Richemont – tập đoàn sở hữu các thương hiệu như Cartier, Van Cleef & Arpels, Buccellati – đang dần mở rộng thị phần trang sức, không chỉ từ các đối thủ có thương hiệu mà cả những nhà sản xuất không thương hiệu. Trong khi đó, mảng đồng hồ và trang sức của LVMH, vốn có các tên tuổi như Tiffany & Co, Bvlgari, TAG Heuer và Hublot, chỉ duy trì doanh thu quý I 2024 ở mức ngang năm ngoái và giảm 2% nếu tính theo cơ sở hữu cơ.

Ông Johann Rupert – Chủ tịch Richemont – khẳng định công ty đang chiếm ưu thế trong thị trường trang sức toàn cầu. Đặc biệt, khi người tiêu dùng ngày càng khắt khe, lựa chọn sản phẩm không chỉ vì giá trị vật chất mà còn vì danh tiếng và uy tín thương hiệu, Richemont có lợi thế rõ ràng.

Dù mảng trang sức tăng trưởng tốt, Richemont vẫn phải đối mặt với khó khăn ở mảng đồng hồ. Doanh số từ các thương hiệu đồng hồ chuyên biệt như Piaget và Roger Dubuis đã giảm 13% trong năm 2024, chủ yếu do nhu cầu yếu tại Trung Quốc. Mặc dù khu vực châu Mỹ có dấu hiệu phục hồi trong nửa cuối năm, nhưng không đủ để bù lại sự suy giảm toàn cầu.

Bản thân thị trường đồng hồ cao cấp cũng đang chững lại. Sau đại dịch, người tiêu dùng đã mua sắm quá nhiều đồng hồ đắt tiền, dẫn đến hiện tượng “bội thực”. Chuyên gia Luca Solca nhận định: “Đồng hồ thường được coi là sản phẩm đầu tư dài hạn, nên chu kỳ mua sắm của khách hàng cũng kéo dài hơn, khiến thị trường hồi phục chậm.”

Trong khi đó, trang sức lại được mua thường xuyên hơn và mức giá cũng tương đối “mềm” hơn so với túi xách hàng hiệu, tạo nên xu hướng tiêu dùng tích cực hơn trong mảng này.

Thị trường xa xỉ đang thay đổi như thế nào?

Dù đang hưởng lợi từ sức mua mạnh ở mảng trang sức, Richemont vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Sự tăng giá của đồng franc Thụy Sĩ so với USD, giá vàng leo thang và nguy cơ bị áp thuế trong bối cảnh căng thẳng thương mại đều có thể ảnh hưởng đến biên lợi nhuận.

Tuy vậy, công ty cho biết sẽ không tăng giá nếu điều đó không bền vững. Đây là chiến lược đi ngược lại với nhiều thương hiệu xa xỉ khác vốn đã cảnh báo về khả năng tăng giá trong thời gian tới.

Ông Russ Mould – Giám đốc đầu tư tại AJ Bell – nhận xét rằng: “Richemont ngày càng phụ thuộc vào mảng trang sức và sẽ phải trông cậy vào sức mạnh thương hiệu để vượt qua những thách thức sắp tới.”

Sự chững lại của thời trang cao cấp và đồ da đã làm thay đổi cơ cấu chi tiêu của tầng lớp giàu có. Thay vì mua nhiều túi xách hay đồng hồ, họ chuyển sang đầu tư vào trang sức – vừa có tính thẩm mỹ, vừa giữ giá trị.

Điều này mở ra cơ hội lớn cho các tập đoàn có thương hiệu mạnh trong mảng này như Richemont. Tuy nhiên, giới phân tích cũng cảnh báo sự cạnh tranh vẫn rất khốc liệt, khi các đối thủ như LVMH hay những thương hiệu tư nhân như Rolex, Patek Philippe đang âm thầm gia tăng sức ảnh hưởng, dù ít công khai số liệu.

Alice Walton, người thừa kế nữ duy nhất của tập đoàn Walmart, là người phụ nữ giàu nhất thế giới.

Theo Thu Trang (Theo CNBC) ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Kinh tế thế giới

Xem Thêm