Chia sẻ

Trung Quốc chi đậm mua loài ‘thuỷ sản tỷ USD’, nỗi lo từ thị trường Mỹ

Nửa đầu năm nay, Trung Quốc đã chi gần gấp đôi tiền để mua mặt hàng này, doanh nghiệp Mỹ cũng hối 'chạy đơn' nhanh trước khi áp thuế đối ứng.

Năm nay, ngành thủy sản đặt mục tiêu đạt sản lượng 1,4 triệu tấn tôm, trong đó tôm sú 350.000 tấn và tôm thẻ chân trắng 1,05 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu tôm dự báo đạt 4-4,3 tỷ USD.

Đây là con số lạc quan khi xuất khẩu tôm sang các thị trường trọng điểm đều ghi nhận kết quả ấn tượng, đặc biệt là thị trường Trung Quốc.

Thống kê của Cục Hải quan cho thấy, trong nửa đầu năm 2025, xuất khẩu mặt hàng tôm đạt hơn 2 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2024. Đáng chú ý, xuất khẩu tôm loại khác (trong đó có tôm hùm) ghi nhận mức tăng trưởng ngoạn mục, lên tới 124%.

Về thị trường, Trung Quốc (bao gồm Hong Kong) đã vươn lên vị trí số 1 với kim ngạch đạt gần 595 triệu USD, tăng mạnh 81% so với cùng kỳ. 

Trung Quốc chi đậm mua loài ‘thuỷ sản tỷ USD’, nỗi lo từ thị trường Mỹ - 1
Nhóm thị trường CPTPP cũng ghi nhận kết quả tích cực với mức tăng 38%, trong đó xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản tăng 19%, Australia tăng 5% và Canada tăng 6%.

Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu đơn lẻ lớn thứ ba của tôm Việt Nam nhờ nhu cầu ổn định và ưu thế của các sản phẩm tôm giá trị gia tăng.

Thị trường EU tăng 16%, trong đó các nước như Đức, Bỉ và Pháp đều tăng trưởng hai con số. 

Tương tự, thị trường Hàn Quốc cũng là điểm sáng với mức tăng 14% nhờ nhu cầu ổn định và truyền thống ưa chuộng tôm chế biến kỹ. 

Ngược lại, Mỹ - thị trường từng lớn nhất đang cho thấy dấu hiệu suy giảm rõ rệt trong nửa đầu 2025.

Dù kim ngạch 6 tháng xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ đạt 341 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ, nhưng VASEP cho rằng diễn biến theo tháng cho thấy xu hướng ít khả quan. Cụ thể, tháng 5 tăng vọt 66% do doanh nghiệp tranh thủ xuất hàng trước khi áp thuế, sang tháng 6 giảm mạnh 37%.

Rủi ro gia tăng tại thị trường Mỹ

Chuyên gia thị trường tôm của VASEP đánh giá Mỹ đang trở thành thị trường nhiều rủi ro. Bởi, ngoài thuế đối ứng, con tôm còn phải đối diện với các nguy cơ từ thuế chống bán phá giá sơ bộ lên tới hơn 35% và thuế chống trợ cấp cuối năm nay.

"Các yếu tố thuế quan đã khiến thị trường Mỹ trở nên bất ổn, khó dự đoán. Nhập khẩu tôm của Mỹ tuy vẫn tăng, nhưng rõ ràng đây là kết quả của việc các doanh nghiệp "chạy đơn" trước ngày thuế có hiệu lực, không phải là tăng trưởng bền vững", chuyên gia của VASEP nhận định.

Ba “lưỡi kiếm thuế quan” treo lơ lửng khiến nhiều nhà nhập khẩu Mỹ dè chừng, trong khi doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp khó khi định giá, lập kế hoạch sản xuất - giao hàng.

Trung Quốc đang trở thành điểm đến hấp dẫn của con tôm Việt Nam. Ảnh: Minh Dũng

Trung Quốc đang trở thành điểm đến hấp dẫn của con tôm Việt Nam. Ảnh: Minh Dũng

Chuyên gia thị trường dự báo, trong tháng 7, xuất khẩu tôm của Việt Nam sẽ chững lại so với tháng 5 và tháng 6 do các đơn hàng “tránh thuế” đã được đẩy đi sớm.

Việc Mỹ tạm hoãn áp thuế đến 1/8 giúp một số doanh nghiệp tranh thủ xuất thêm hàng trong nửa đầu tháng, nhưng tâm lý dè dặt vẫn bao trùm thị trường.

Trước những biến động từ thị trường và chính sách quốc tế, chuyên gia khuyến cáo doanh nghiệp tôm Việt Nam cần chủ động tái cấu trúc chiến lược xuất khẩu. Việc đa dạng hóa thị trường, giảm phụ thuộc vào Mỹ và tận dụng ưu đãi từ các hiệp định như EVFTA, CPTPP là hướng đi cần thiết.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh phát triển sản phẩm chế biến sâu có giá trị gia tăng cao, phù hợp với xu hướng thực phẩm tiện lợi và “ready-to-eat” (thực phẩm chế biến sẵn, có thể ăn ngay). Một yếu tố then chốt là đảm bảo truy xuất nguồn gốc minh bạch, tránh rủi ro bị cáo buộc gian lận thương mại hay chuyển tải bất hợp pháp.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng Thư ký VASEP, cho biết các hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết thời gian qua đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho ngành thủy sản. Các đợt rà soát FTA sắp tới, hiệp hội kỳ vọng có thể mở rộng thêm một số ưu đãi, nhất là với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Riêng FTA Việt Nam - Hàn Quốc, có thể mở thêm hạn ngạch cho mặt hàng tôm.

Tuy nhiên, ông Nam cũng kiến nghị Thủ tướng và các bộ ngành có giải pháp, hỗ trợ doanh nghiệp thủy sản trong các vấn đề vướng mắc như: kết quả sơ bộ thuế chống bán phá giá tôm quá cao tại Mỹ, thẻ vàng IUU và thuế giá trị gia tăng theo Luật Thuế Giá trị gia tăng sửa đổi năm 2024.

Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản...

Theo Tâm An ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Thông tin thị trường

Xem Thêm