Chia sẻ

Mẫu tên lửa có thể giúp Pakistan bắn hạ tiêm kích Ấn Độ

0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Không quân Pakistan nhiều khả năng đã sử dụng tên lửa tầm xa PL-15E do Trung Quốc sản xuất để bắn hạ 5 tiêm kích Ấn Độ trong cuộc không chiến dữ dội.

Sáng 7/5, các quan chức thành phố Hoshiarpur thuộc bang Punjab, miền bắc Ấn Độ phát hiện nhiều mảnh vỡ của một tên lửa không đối không cỡ lớn nằm rải rác trên cánh đồng. Họ xác nhận đây là tên lửa không đối không tầm xa PL-15E do Trung Quốc sản xuất, nhiều khả năng đã được sử dụng trong một cuộc không chiến rạng sáng cùng ngày giữa không quân Pakistan và Ấn Độ.

Một quan chức an ninh cấp cao Pakistan cho biết hai bên đã triển khai tổng cộng 125 tiêm kích các loại khi quân đội Ấn Độ phát động chiến dịch Sindoor nhằm vào lãnh thổ nước láng giềng rạng sáng 7/5. "Đây là một trong những trận không chiến lớn nhất và kéo dài nhất trong lịch sử hàng không hiện đại", người này nói.

Theo quan chức Pakistan, trận đánh kéo dài hơn một tiếng, chiến đấu cơ hai bên liên tiếp phóng tên lửa về phía nhau, đôi khi từ khoảng cách lên tới hơn 160 km. Người này không nêu chủng loại và số lượng máy bay cụ thể, nhưng nhấn mạnh tiêm kích hai bên đều hoạt động trong không phận nước mình và không vượt qua biên giới.

Mảnh vỡ tên lửa PL-15E được phát hiện tại thành phố Hoshiarpur thuộc bang Punjab, miền bắc Ấn Độ sáng 7/5. Ảnh: X/WarHorizon

Mảnh vỡ tên lửa PL-15E được phát hiện tại thành phố Hoshiarpur thuộc bang Punjab, miền bắc Ấn Độ sáng 7/5. Ảnh: X/WarHorizon

Trong cuộc tập kích, quân đội Ấn Độ đã khai hỏa nhiều vũ khí chính xác tầm xa, gồm tên lửa SCALP và bom HAMMER cùng máy bay không người lái (UAV) Heron, nhắm vào 6 địa điểm tại tỉnh miền đông Punjab và khu vực do Islamabad kiểm soát ở Kashmir, khiến ít nhất 31 người chết.

Ấn Độ cho rằng các mục tiêu bị không kích là "hạ tầng khủng bố" và đây là động thái đáp trả vụ xả súng khiến 26 người thiệt mạng gần thị trấn Pahalgam hôm 22/4. Ấn Độ trước đó cáo buộc Pakistan hậu thuẫn nhóm vũ trang gây ra vụ tấn công.

Bộ Quốc phòng Pakistan tuyên bố các lực lượng nước này đã bắn rơi 6 máy bay quân sự Ấn Độ, gồm ba tiêm kích đa năng Rafale, một chiến đấu cơ hạng nhẹ MiG-29, một tiêm kích hạng nặng Su-30MKI và một UAV Heron. Lực lượng này không nêu rõ đã sử dụng vũ khí nào để đối phó tiêm kích Ấn Độ.

Khoảnh khắc tên lửa Ấn Độ tập kích mục tiêu ở Pakistan sáng 7/5. Video: BBC

Việc giới chức Ấn Độ phát hiện mảnh vỡ PL-15E ở Hoshiarpur cho thấy không quân Pakistan đã sử dụng tên lửa không đối không tầm xa do Trung Quốc sản xuất trong cuộc không chiến.

Các bức ảnh về mảnh vỡ PL-15E được truyền thông Ấn Độ công bố cho thấy tên lửa này nhiều khả năng đã được phóng từ chiến đấu cơ J-10 hoặc JF-17 Block III của Pakistan.

Không quân Pakistan (PAF) hiện có khoảng 65-70 chiến đấu cơ có khả năng phóng tên lửa PL-15E, gồm hai dòng JF-17 Block III và J-10C. Các máy bay cũ hơn như JF-17 Block I và II không thể gắn tên lửa PL-15E do radar không tương thích.

Trước khi trận không chiến xảy ra, PAF hôm 4/5 đã điều một biên đội tiêm kích J-10C, mang theo tên lửa đối không PL-15E, để đối phó hoạt động của chiến đấu cơ Ấn Độ gần biên giới. Truyền thông Pakistan cho biết sự xuất hiện của biên đội J-10C mang tên lửa PL-15E này đã khiến các tiêm kích Rafale Ấn Độ phải hủy nhiệm vụ và chuyển hướng tới sân bay Srinagar, thay vì quay lại điểm cất cánh ban đầu là căn cứ Ambala.

PAF hôm 26/4 cũng công bố những bức ảnh cho thấy chiến đấu cơ JF-17 Block III được trang bị tên lửa PL-10 và PL-15E, chính thức xác nhận dòng máy bay này có khả năng triển khai các tên lửa không đối không như vậy.

PL-15 được Học viện Tên Lửa Hàng không Trung Quốc tại Lạc Dương phát triển và đưa vào thử nghiệm lần đầu tiên năm 2012. Với hệ thống dẫn đường bằng radar mảng pha điện tử chủ động (AESA) và đường truyền dữ liệu hai chiều, tên lửa có thể truyền thông tin mục tiêu về máy bay và cập nhật dữ liệu dẫn đường từ phi công trong quá trình bay.

Tên lửa PL-15E trong một cuộc triển lãm của Trung Quốc. Ảnh: Sina

Tên lửa PL-15E trong một cuộc triển lãm của Trung Quốc. Ảnh: Sina

Các hệ thống này giúp tên lửa có thể tấn công chính xác các mục tiêu có giá trị cao như máy bay cảnh báo sớm và kiểm soát trên không (AWAC), máy bay tiếp dầu và chiến đấu cơ đối phương ở khoảng cách 145 km với phiên bản xuất khẩu PL-15E. Phiên bản nội địa PL-15 của Trung Quốc có tầm bắn tối đa hơn 300 km.

Theo giới chuyên gia quân sự, PL-15 là một trong những tên lửa không đối không tiên tiến nhất thế giới, cạnh tranh với AIM-120 AMRAAM của Mỹ và Vympel R-77 của Nga.

Sự xuất hiện của tên lửa PL-15 dường như là động lực chính khiến Mỹ năm 2019 triển khai chương trình AIM-260 để thay thế dòng AIM-120. Washington khi đó lo ngại mẫu tên lửa PL-15 có tầm bắn tương đương, thậm chí vượt xa biến thể AIM-120D hiện đại nhất trong biên chế Mỹ.

Việc triển khai tên lửa PL-15E cho thấy bước tiến lớn về năng lực không chiến của PAF, đặc biệt nếu nó được tích hợp trên JF-17 Block III, dòng chiến đấu cơ đa nhiệm, giá rẻ, do Pakistan và Trung Quốc đồng phát triển.

Khu vực Ấn Độ không kích trong chiến dịch Sindoor ngày 7/5. Đồ họa: CNN

Khu vực Ấn Độ không kích trong chiến dịch Sindoor ngày 7/5. Đồ họa: CNN

Cuộc tập kích của Ấn Độ và đòn không chiến đáp trả của Pakistan đã khiến căng thẳng leo thang ở Nam Á, gây nên nỗi lo sợ về nguy cơ bùng nổ chiến tranh toàn diện giữa hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.

Cộng đồng quốc tế đã liên tục lên tiếng kêu gọi các bên kiềm chế, tránh đẩy căng thẳng leo thang lên mức mất kiểm soát. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đã bày tỏ quan ngại sâu sắc, kêu gọi hai nước tránh các hoạt động leo thang có thể đe dọa hòa bình khu vực và toàn cầu.

Một nguồn tin an ninh cấp cao của Pakistan tiết lộ với CNN rằng trận không chiến giữa các chiến đấu cơ Ấn Độ và Pakistan...

Theo Bạch Dương (Bulgarian Military, Global Defense News) ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Căng thẳng Ấn Độ - Pakistan

Xem Thêm