Chia sẻ

Pakistan tuyên bố phóng tên lửa siêu vượt âm phá hủy hệ thống phòng không S-400 của Ấn Độ

0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Quân đội Pakistan tuyên bố đã tiến hành một cuộc không kích chính xác nhằm vào hệ thống phòng không S-400 của Ấn Độ tại khu vực Adampur, bang Punjab hôm 9/5.

Chiến đấu cơ JF-17 do Pakistan hợp tác sản xuất với Trung Quốc. Ảnh: Bulgaria Military.

Chiến đấu cơ JF-17 do Pakistan hợp tác sản xuất với Trung Quốc. Ảnh: Bulgaria Military.

Tờ China Daily (Trung Quốc) dẫn thông báo từ bộ phận quan hệ công chúng của các lực lượng vũ trang Pakistan (ISPR) cho biết, cuộc tấn công được thực hiện hôm thứ Bảy bằng tên lửa siêu vượt âm phóng từ tiêm kích JF-17. Đây được mô tả là một chiến dịch có độ chính xác cao, phá hủy thành công một trong những tài sản phòng không tối tân nhất của Ấn Độ, trị giá khoảng 1,5 tỷ USD, trang mạng Bulgaria Military đưa tin.

Chiến dịch “Bức tường bê tông”

Chiến dịch mang tên “Bunyanul Marsoos” (tạm dịch: Bức tường bê tông) được Pakistan phát động nhằm đáp trả những gì nước này gọi là “hành động khiêu khích liên tục” từ phía Ấn Độ. Mục tiêu của chiến dịch là nhiều cơ sở quân sự có giá trị cao nằm sâu trong lãnh thổ Ấn Độ.

Hệ thống phòng không S-400 Triumf, do tập đoàn Almaz-Antey của Nga phát triển, được đánh giá là một trong những lá chắn phòng không tiên tiến nhất thế giới hiện nay. Có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 400 km và độ cao 30 km, S-400 được thiết kế để đối phó với các mối đe dọa từ trên không như máy bay chiến đấu, tên lửa hành trình, máy bay không người lái và tên lửa đạn đạo.

Ấn Độ ký hợp đồng mua S-400 từ Nga trị giá 5,43 tỷ USD vào năm 2018 và bắt đầu tiếp nhận hệ thống này từ năm 2021. Việc triển khai S-400 tại Punjab – khu vực chiến lược gần biên giới Pakistan – là nhằm tăng cường năng lực phòng không của New Delhi trước nguy cơ từ phía tây.

Pakistan lần đầu sử dụng tên lửa siêu vượt âm

Theo ISPR, cuộc không kích sử dụng tên lửa siêu vượt âm dẫn đường chính xác, khai hỏa từ tiêm kích JF-17 Thunder – chiến đấu cơ đa nhiệm do Pakistan hợp tác sản xuất với Trung Quốc.

Tên lửa siêu vượt âm YJ-21 do Trung Quốc phát triển. Ký tự E phía sau biểu thị đây là phiên bản xuất khẩu.

Tên lửa siêu vượt âm YJ-21 do Trung Quốc phát triển. Ký tự E phía sau biểu thị đây là phiên bản xuất khẩu.

Điểm đáng chú ý là việc Pakistan tuyên bố sử dụng tên lửa siêu vượt âm – loại vũ khí có thể bay nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh, khó bị hệ thống phòng không truyền thống đánh chặn nhờ tốc độ cao, khả năng cơ động và đường bay ở độ cao thấp. Dù Pakistan không công bố cụ thể loại tên lửa sử dụng, giới phân tích quân sự nhận định đó có thể là biến thể do nước này tự phát triển hoặc do Trung Quốc cung cấp.

Adampur là nơi Ấn Độ đặt căn cứ không quân chiến lược, cách biên giới Pakistan chỉ khoảng 100 km. Đây là nơi đóng quân của các phi đội tiêm kích Su-30 MKI và giữ vai trò trung tâm trong các chiến dịch không quân tại khu vực phía bắc.

Nếu tuyên bố phá hủy hệ thống S-400 tại đây là chính xác, đây sẽ là đòn giáng mạnh vào năng lực phòng thủ của Ấn Độ, không chỉ về mặt quân sự mà còn mang ý nghĩa biểu tượng về khả năng của Pakistan trong việc tấn công sâu vào lãnh thổ đối phương.

Các chuyên gia quân sự nói với hãng thông tấn Tân Hoa xã của Trung Quốc, rằng tổn thất liên quan hệ thống S-400 có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiến lược phòng không của Ấn Độ.

Về mặt công nghệ, tuyên bố phá hủy S-400 khiến giới quan sát đặt ra nghi vấn về khả năng phòng thủ của cả những hệ thống phòng không hiện đại nhất.

Báo cáo năm 2023 của tập đoàn nghiên cứu chính sách RAND (Mỹ) chỉ ra rằng các hệ thống phòng không tiên tiến như S-400 vẫn có thể bị đánh bại trong các đòn tấn công bão hòa hoặc các cuộc tấn công chính xác vào radar và trung tâm chỉ huy. Đây được cho là cách mà Pakistan có thể đã sử dụng.

Quân đội Pakistan đã sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Fateh để tấn công cơ sở lưu trữ tên lửa, sân bay và căn cứ không...

Theo Nhật Minh - Bulgaria Military ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Căng thẳng Ấn Độ - Pakistan

Xem Thêm