Chia sẻ

Pháp vạch 'lằn ranh đỏ' trong xung đột Ukraine

0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sébastien Lecornu vạch hai "lằn ranh đỏ" trong xung đột Ukraine, nhấn mạnh rằng châu Âu không thể để Kiev rơi vào thế bị động hoàn toàn về an ninh.

Tạp chí Valeurs Actuelles ngày 9-7 đăng bài phỏng vấn Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sébastien Lecornu liên quan Ukraine. Trả lời phỏng vấn, Bộ trưởng Lecornu đưa ra 2 "lằn ranh đỏ" của Pháp: không kết nạp Ukraine vào Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và không phi quân sự hóa Ukraine.

“Lằn ranh đỏ tuyệt đối của chúng tôi là việc không phi quân sự hóa Ukraine. Chúng ta phải nhất quán: không thể từ chối cho Ukraine gia nhập NATO mà lại chấp nhận việc nước này không còn quân đội” - ông Lecornu nói.

Ông Lecornu khẳng định châu Âu không thể để Ukraine rơi vào thế bị động hoàn toàn về an ninh, khi mà không được NATO bảo vệ và cũng không có lực lượng phòng vệ riêng.

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sébastien Lecornu. Ảnh: SP/ENZO LEMESLE/ECPAD/ARMEES

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sébastien Lecornu. Ảnh: SP/ENZO LEMESLE/ECPAD/ARMEES

Ông Lecornu đưa ra các phát biểu trước thềm cuộc họp của “liên minh thiện chí” do Anh và Pháp khởi xướng - nhằm tính toán các đảm bảo an ninh cho Ukraine. Dự kiến cuộc họp sẽ diễn ra ở Anh vào ngày 10-7.

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp lưu ý rằng "liên minh thiện chí" khuyến khích Ukraine suy nghĩ về định dạng tương lai của quân đội mình. Đồng thời, Pháp có thể xem xét các cơ hội cho ngành công nghiệp của mình.

Nga và Ukraine chưa lên tiếng về phát ngôn của ông Lecornu liên quan xung đột Ukraine.

Ukraine chính thức nộp đơn xin gia nhập NATO theo cơ chế nhanh vào tháng 9-2022, vài tháng sau khi cuộc chiến với Nga bùng nổ. Đến nay vẫn chưa có lộ trình rõ ràng cho việc kết nạp.

Phần mình, theo đài RT, Tổng thống Nga Vladimir Putin từng khẳng định chính tham vọng gia nhập NATO của Ukraine là nguyên nhân chính dẫn đến xung đột.

Theo ông Putin, Moscow buộc phải thực hiện mục tiêu “phi quân sự hóa Ukraine” bằng biện pháp quân sự, do không còn con đường hòa bình nào khả thi.

Moscow cũng nhiều lần khẳng định bất kỳ giải pháp nào cho cuộc xung đột đều phải giải quyết toàn diện các mối quan ngại an ninh của Nga.

Các quan chức Nga yêu cầu Ukraine công nhận thực trạng lãnh thổ mới trên thực địa, chấp nhận quy chế trung lập, đảm bảo không phân biệt đối xử với người nói tiếng Nga, đồng thời thực hiện quá trình phi quân sự hóa và “phi phát xít hóa”.

Cho đến nay, Kiev đã bác bỏ toàn bộ những yêu cầu này.

Động thái mới đánh dấu bước ngoặt trong hợp tác quốc phòng của hai cường quốc hạt nhân châu Âu.

Theo DƯƠNG KHANG ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Xung đột Nga - Ukraine

Xem Thêm