Chia sẻ

Chi tiết các hình thức để người dân góp ý sửa Hiến pháp

Sự kiện: Thời sự
0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Ý kiến đóng góp của nhân dân, các ngành, các cấp phải được tập hợp, tổng hợp đầy đủ, chính xác, khách quan và phải được nghiên cứu tiếp thu, giải trình nghiêm túc, làm cơ sở cho việc hoàn thiện dự thảo Nghị quyết để trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Tối 5/5, ngay sau phiên họp đầu tiên của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (Ủy ban) , Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban đã ký ban hành kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Chi tiết các hình thức để người dân góp ý sửa Hiến pháp - 1

Kế hoạch nêu rõ, mục đích của việc lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo nghị quyết nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động trí tuệ, tâm huyết và tạo sự đồng thuận, thống nhất cao của toàn dân trong việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, bảo đảm Hiến pháp phản ánh đúng ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

Yêu cầu đối với tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo nghị quyết, phải được tiến hành dân chủ, khoa học, công khai, minh bạch, thực chất, bảo đảm tiến độ, chất lượng và tiết kiệm.

Ý kiến đóng góp của nhân dân, các ngành, các cấp phải được tập hợp, tổng hợp đầy đủ, chính xác, khách quan và phải được nghiên cứu tiếp thu, giải trình nghiêm túc, làm cơ sở cho việc hoàn thiện dự thảo Nghị quyết để trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Đối tượng lấy ý kiến gồm các tầng lớp nhân dân; các cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; các chuyên gia, nhà khoa học.

Nội dung lấy ý kiến là toàn bộ dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp, bao gồm bố cục, nội dung và kỹ thuật trình bày.

Hình thức tổ chức lấy ý kiến, các cá nhân có thể góp ý kiến trực tiếp trên ứng dụng VNeID, Cổng thông tin điện tử Quốc hội, Cổng thông tin điện tử Chính phủ hoặc gửi ý kiến bằng văn bản gửi đến các cơ quan có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của nhân dân.

Các cơ quan, tổ chức, theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, yêu cầu tiến độ, tình hình thực tế của cơ quan, tổ chức, địa phương mình, chủ động lên kế hoạch tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm để lấy ý kiến đối tượng thuộc phạm vi quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học.

Chính quyền địa phương các cấp tổ chức lấy ý kiến nhân dân bằng các hình thức phù hợp với điều kiện thực tiễn theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Thời gian lấy ý kiến bắt đầu từ ngày 6/5 và hoàn thành vào ngày 5/6.

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết nếu có thể thì nhiệm kỳ sau sẽ tính toán sửa đổi Hiến pháp một cách căn bản để định hình sự...

Theo Luân Dũng ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Thời sự

Xem Thêm