Chiêm ngưỡng những hiện vật sơn son thếp vàng, khảm trai tinh xảo thời Nguyễn

Sự kiện: 24h vạn dặm

Những hiện vật gỗ được các nghệ nhân thời Nguyễn khắc hoạ tinh xảo, sinh động và đầy tính thẩm mỹ bằng kỹ thuật khảm trai, sơn son thếp vàng tồn tại theo thời gian.

Từ ngày 25/4 - 30/6, Bảo tàng Lịch sử TP.HCM (quận 1, TP.HCM) trưng bày chuyên đề Sắc mộc - Nghệ thuật điêu khắc gỗ thời Nguyễn, từ thế kỷ 19.

Từ ngày 25/4 - 30/6, Bảo tàng Lịch sử TP.HCM (quận 1, TP.HCM) trưng bày chuyên đề Sắc mộc - Nghệ thuật điêu khắc gỗ thời Nguyễn, từ thế kỷ 19.

Theo giới thiệu của bảo tàng, thời Nguyễn, nhu cầu xây dựng cung điện, lăng tẩm, đền chùa, nhà cửa rất nhiều, vì thế điêu khắc gỗ chấn hưng và phát triển. Trong đó, nghệ thuật chạm khắc gỗ trang trí kiến trúc, tượng Phật, đồ thờ tự, gia dụng để lại nhiều dấu ấn đặc sắc. Những tác phẩm mỹ thuật khắc hoạ trên chất liệu gỗ thể hiện nét tài hoa và tư duy thẩm mỹ tinh tế của nghệ nhân.

Theo giới thiệu của bảo tàng, thời Nguyễn, nhu cầu xây dựng cung điện, lăng tẩm, đền chùa, nhà cửa rất nhiều, vì thế điêu khắc gỗ chấn hưng và phát triển. Trong đó, nghệ thuật chạm khắc gỗ trang trí kiến trúc, tượng Phật, đồ thờ tự, gia dụng để lại nhiều dấu ấn đặc sắc. Những tác phẩm mỹ thuật khắc hoạ trên chất liệu gỗ thể hiện nét tài hoa và tư duy thẩm mỹ tinh tế của nghệ nhân.

Trung tâm của không gian triển lãm đặt kiệu Long Đình bằng gỗ được sơn son thếp vàng được chế tác từ cuối thể kỷ 19 - đầu thế kỷ 20. Bên cạnh là bộ vũ khí trang trí được làm bằng chất liệu gỗ.

Trung tâm của không gian triển lãm đặt kiệu Long Đình bằng gỗ được sơn son thếp vàng được chế tác từ cuối thể kỷ 19 - đầu thế kỷ 20. Bên cạnh là bộ vũ khí trang trí được làm bằng chất liệu gỗ.

Trong số 150 hiện vật được trưng bày, đặc biệt nhất là chiếc “Quý phi sàng” - giường của bậc quý phi, giữa đặt án thư, một trong những hiện vật có kích thước lớn ở triển lãm. Đây là một phần trong bộ sưu tập được cụ Vương Hồng Sển mua lại. Giường chất liệu gỗ táo tàu, dạng trường kỷ, mặt lưng làm theo dáng tam sơn (núi ba ngọn), diễm gỗ lộng ba phiến đá vân trắng trang nhã.

Trong số 150 hiện vật được trưng bày, đặc biệt nhất là chiếc “Quý phi sàng” - giường của bậc quý phi, giữa đặt án thư, một trong những hiện vật có kích thước lớn ở triển lãm. Đây là một phần trong bộ sưu tập được cụ Vương Hồng Sển mua lại. Giường chất liệu gỗ táo tàu, dạng trường kỷ, mặt lưng làm theo dáng tam sơn (núi ba ngọn), diễm gỗ lộng ba phiến đá vân trắng trang nhã.

Không gian tiếp khách trong ngôi nhà cổ dân gian truyền thống với điểm nhấn là chiếc trấn phong cùng bộ bàn ghế bành tượng, được khảm xà cừ ngũ sắc và cẩn đá màu tạo đường vân tự nhiên thành nét đẹp rất đặc trưng.

Không gian tiếp khách trong ngôi nhà cổ dân gian truyền thống với điểm nhấn là chiếc trấn phong cùng bộ bàn ghế bành tượng, được khảm xà cừ ngũ sắc và cẩn đá màu tạo đường vân tự nhiên thành nét đẹp rất đặc trưng.

Bộ tượng Quan Âm Bồ Tát, Thích Ca sơ sinh, tượng Giám Trai, tượng Già Lam, Ngọc Hoàng… từ thế kỷ 19 được phủ sơn, sơn son thếp vàng, điêu khắc tinh xảo.

Bộ tượng Quan Âm Bồ Tát, Thích Ca sơ sinh, tượng Giám Trai, tượng Già Lam, Ngọc Hoàng… từ thế kỷ 19 được phủ sơn, sơn son thếp vàng, điêu khắc tinh xảo.

Một phần của mộc bản “Kinh Minh Thánh” được khắc gỗ cách đây 2 thế kỷ. Thời Nguyễn, do nhu cầu phổ biến các điều luật, lưu lại sự kiện, văn hoá nên mộc bản được chế tác nhiều. Chất liệu bằng gỗ tốt như thị, mít, táo và chạm khắc chữ Hán Nôm ngược trên gỗ để in ra sách được sử dụng phổ biến trong thời kỳ phong kiến và còn lưu giữ được đến ngày nay. Năm 2009, mộc bản Triều Nguyễn đã được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới.

Một phần của mộc bản “Kinh Minh Thánh” được khắc gỗ cách đây 2 thế kỷ. Thời Nguyễn, do nhu cầu phổ biến các điều luật, lưu lại sự kiện, văn hoá nên mộc bản được chế tác nhiều. Chất liệu bằng gỗ tốt như thị, mít, táo và chạm khắc chữ Hán Nôm ngược trên gỗ để in ra sách được sử dụng phổ biến trong thời kỳ phong kiến và còn lưu giữ được đến ngày nay. Năm 2009, mộc bản Triều Nguyễn đã được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới.

Không gian thờ tự, chùa chiền với những chân đèn, đài thờ, hộp đựng sắc phong...

Không gian thờ tự, chùa chiền với những chân đèn, đài thờ, hộp đựng sắc phong...

... những bộ mõ thờ cũng được điêu khắc tinh xảo, sơn son thếp vàng, đa dạng hình dáng.

... những bộ mõ thờ cũng được điêu khắc tinh xảo, sơn son thếp vàng, đa dạng hình dáng.

Những chiếc giỏ, cặp lồng, bình điếu bằng gỗ khảm xà cừ được dùng trong sinh hoạt hằng ngày thời Nguyễn.

Những chiếc giỏ, cặp lồng, bình điếu bằng gỗ khảm xà cừ được dùng trong sinh hoạt hằng ngày thời Nguyễn.

Khảm xà cừ hay cẩn xà cừ là một nghề thủ công lâu đời. Chất liệu khảm xà cừ được lấy từ trai, ốc nên còn được gọi là khảm trai, khảm ốc.

Khảm xà cừ hay cẩn xà cừ là một nghề thủ công lâu đời. Chất liệu khảm xà cừ được lấy từ trai, ốc nên còn được gọi là khảm trai, khảm ốc.

Chiếc chân chò được các nghệ nhân thời bấy giờ điêu khắc nhiều đường nét vô cùng tinh xảo sau hàng thế kỷ vẫn giữ nguyên hình dạng.

Chiếc chân chò được các nghệ nhân thời bấy giờ điêu khắc nhiều đường nét vô cùng tinh xảo sau hàng thế kỷ vẫn giữ nguyên hình dạng.

Những chiếc khay gỗ một màu với nhiều kiểu dáng, hoa văn có từ cuối thể kỷ 19 được trưng bày. Thời Nguyễn, khay là một phần của bộ dụng cụ thưởng trà có nhiều tên gọi mang tính nghệ thuật như lá lan, trúc quân tử, công hầu khanh tướng…

Những chiếc khay gỗ một màu với nhiều kiểu dáng, hoa văn có từ cuối thể kỷ 19 được trưng bày. Thời Nguyễn, khay là một phần của bộ dụng cụ thưởng trà có nhiều tên gọi mang tính nghệ thuật như lá lan, trúc quân tử, công hầu khanh tướng…

Thời kỳ này, những chiếc hộp, nghiên bút, khay, tranh gỗ, bàn ghế, giường thường được khảm xà cừ trang trí, làm cho những vật dụng thêm đẹp và chắc chắn hơn.

Thời kỳ này, những chiếc hộp, nghiên bút, khay, tranh gỗ, bàn ghế, giường thường được khảm xà cừ trang trí, làm cho những vật dụng thêm đẹp và chắc chắn hơn.

Những chiếc hộp được điêu khắc nhiều chi tiết, sơn son thếp vàng rất quý phái vẫn không bị hư hại nhiều theo thời gian.

Những chiếc hộp được điêu khắc nhiều chi tiết, sơn son thếp vàng rất quý phái vẫn không bị hư hại nhiều theo thời gian.

Do tính chất gỗ không bền bỉ, hay bị mối mọt và nguy cơ hỏa hoạn tàn phá nên nhiều tác phẩm gỗ cổ xưa không còn tồn tại hoặc ít giữ được vẻ nguyên vẹn, hoàn hảo.

Do tính chất gỗ không bền bỉ, hay bị mối mọt và nguy cơ hỏa hoạn tàn phá nên nhiều tác phẩm gỗ cổ xưa không còn tồn tại hoặc ít giữ được vẻ nguyên vẹn, hoàn hảo.

Bộ kim khí trang trí được khắc hoạ nhiều chi tiết rất nhỏ.

Bộ kim khí trang trí được khắc hoạ nhiều chi tiết rất nhỏ.

150 hiện vật trong “Sắc mộc - Nghệ thuật điêu khắc gỗ thời Nguyễn” không chỉ hoàn hảo mà còn thể hiện rõ những câu chuyện lịch lý thú, những tư tưởng thẩm mỹ của thời đại, phản ánh rõ tay nghề và sự tỉ mẩn của nghệ nhân xưa.

150 hiện vật trong “Sắc mộc - Nghệ thuật điêu khắc gỗ thời Nguyễn” không chỉ hoàn hảo mà còn thể hiện rõ những câu chuyện lịch lý thú, những tư tưởng thẩm mỹ của thời đại, phản ánh rõ tay nghề và sự tỉ mẩn của nghệ nhân xưa.

Theo Nghi Xuân ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
24h vạn dặm

Xem Thêm