Chia sẻ

Cô gái thử sống với 6 triệu đồng như lương hưu của mẹ

Sự kiện: Giới trẻ 2025
0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Khi thấy các đồng nghiệp bị cắt giảm nhân sự, Minh Hà, 27 tuổi, đã thử nghiệm lối sống mới, chỉ tiêu 6 triệu đồng một tháng, bằng đúng lương hưu của mẹ.

Ảnh minh họa: Pinterest

Ảnh minh họa: Pinterest

"Trước giờ đi làm, mình chưa quá để tâm vào việc tiết kiệm chi tiêu. Cho tới khi nghe tin hai người bạn thân làm trong ngành marketing, media bỗng bị sa thải bởi kết quả kinh doanh của công ty kém, mình rất hoảng, nghĩ cách cắt giảm chi phí vì sợ rơi vào trường hợp giống họ", cô nhân viên marketing tại TP HCM cho biết.

Hà từng nghe một vài lời khuyên từ các chuyên gia tài chính rằng dân công sở nên tiết kiệm ít nhất 6 tháng sinh hoạt phí cơ bản để nếu thất nghiệp vẫn có thể sống tốt trong thời gian tìm việc mới. Sau đó, Hà quyết định thử thách bản thân với mức sinh hoạt phí 6 triệu đồng một tháng, bằng lương hưu của mẹ. Cô cho rằng con số này đủ trang trải các chi phí cần thiết và giúp cô dành dụm ít tiền mỗi tháng.

Dưới đây là bảng phân bổ ngân sách và các quy tắc Minh Hà áp dụng trong suốt vài tháng qua.

1. Lập ngân sách

9X vạch ra kế hoạch rõ ràng với bước đầu tiên là lập ngân sách ở file excel, tham khảo một số cách làm của các chuyên gia. Hà liệt kê ngân sách cơ bản gồm:

- Dịch vụ sinh hoạt: 2.000.000 đồng.

Vì chưa kết hôn, vẫn sống với bố mẹ nên mỗi tháng cô gửi mẹ 2 triệu đồng tiền ăn uống, điện nước, internet.

- Xăng xe: 200.000 đồng

- Tiền điện thoại: 100.000 đồng

- Phát sinh (ốm đau, tiền hiếu hỷ): 1.000.000 đồng

- Ăn sáng, ăn trưa, ăn vặt: 1.500.000 đồng

- Hưởng thụ (giải trí, mỹ phẩm, quần áo, hẹn hò): 1.000.000 đồng

- Phát triển bản thân (mua sách, chơi cầu lông, tham gia các khóa học): 200.000 đồng

Với tất cả những khoản thu nhập còn lại sau khi đã trừ hết chi phí, Minh Hà đem gửi tiết kiệm ngân hàng, tích dần để mua vàng, đầu tư chứng khoán, trái phiếu.

2. Linh hoạt cắt giảm chi phí

Ảnh minh họa: Pinterest

Ảnh minh họa: Pinterest

Ở tháng đầu tiên áp dụng chi theo ngân sách (tháng 2), Minh Hà chi lố 1.200.000 đồng. Tháng tiếp theo, cô vượt ngân sách 500.000 đồng; tháng Tư còn vượt 300.000 đồng. Mỗi nửa tháng, Hà đều tổng kết nguyên nhân chi tiêu quá tay để rút kinh nghiệm.

Cô nhận ra bản thân chưa tuân thủ ngân sách đề ra bởi có một số phát sinh khó kiểm soát như bị ốm, phải mừng cưới nhiều, chưa siết chặt chi phí ăn uống (mua trà sữa, đi ăn ngoài, ăn vặt), mua một số mỹ phẩm, quần áo mới. Vì vậy, Hà đã thực hiện ngay một số thay đổi.

"Thay vì ăn cưới trực tiếp, mình có thể gửi phong bì thì sẽ tiết kiệm hơn đôi chút, nhất là khi cô dâu chú rể không quá thân thiết với mình", Hà nói.

Tiếp theo, từ việc uống trà sữa không kiểm soát số lượng, giá cả, Hà đặt định mức chỉ mua 4-6 cốc mỗi tháng và dự tính cắt giảm thêm. Bên cạnh đó, cô mua nguyên liệu về tự pha chế để tiết kiệm chi phí. Minh Hà cũng giảm số lần hẹn bạn bè ra ngoài ăn/chơi khoảng một lần/tuần để tiêu không quá lố tay, hay tự nấu đồ ăn trưa mang đi làm.

"Khi kiểm kê mỹ phẩm, mình nhận ra không nhất thiết phải đua trend, bởi các món đồ làm đẹp rất lâu hết, đặc biệt là son môi. Vì vậy mình đã dần tuân theo nguyên tắc dùng hết một mới mua một", Minh Hà tiếp tục. Đôi khi, nếu còn dư tiền từ các khoản xăng xe, phát triển bản thân, Minh Hà chuyển đổi nó thành ngân sách cho chi phí cần thiết khác hoặc tiết kiệm.

3. Cố gắng đạt cam kết

"Đôi khi vào cuối tuần, mình cảm thấy hơi thiệt thòi khi chọn ở nhà để đảm bảo ngân sách, thay vì ra ngoài giao lưu. Sau đó mình tìm cách sáng tạo để sống vui với ví mỏng, cố gắng giữ cam kết, đạt mục tiêu tiết kiệm, đầu tư tốt hơn", nữ nhân viên marketing nói.

Khi bí ý tưởng giải trí, thư giãn, 9X nhờ Chat GPT, Gemini tư vấn. "Mình nhận được nhiều gợi ý thú vị như: dạo công viên hoặc bờ hồ để tận hưởng không khí trong lành; tập thể dục ngoài trời; đọc sách ở thư viện hoặc tải ebook miễn phí; tham quan bảo tàng/triển lãm/các sự kiện không mất phí...", Hà cho biết.

Nhờ các ý tưởng trên, cô đã học được vài bài nhạc mới, đến một số triển lãm tranh, bảo tàng nghệ thuật miễn phí với bạn bè. Minh Hà cũng dành thời gian rảnh để làm thêm, giúp bản thân chủ động hơn nếu chẳng may bị mất việc bất ngờ.

"Mình tin với việc liên tục rút kinh nghiệm và chỉnh sửa ngân sách cho phù hợp, bản thân sẽ đạt mục tiêu chi tiêu 6 triệu đồng như kỳ vọng. Nếu sắp tới tình hình công việc được cải thiện, mình sẽ có cơ hội tăng lương và từ đó dần tăng tiền đầu tư, tăng chất lượng cuộc sống", 9X cho hay.

Hồng Ngọc phân bổ ngân sách để thuê phòng trọ, điện nước nhiều nhất, rồi tới sinh hoạt phí, tiết kiệm, chi tiêu để phát...

Theo Hằng Trần ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Giới trẻ 2025

Xem Thêm