Vắng bóng cha, tình yêu ngột ngạt của người mẹ khiến chàng trai chọn ở lì trong nhà
Cuối cùng, với sự trợ giúp của chuyên gia tâm lý, chàng trai dần thấu hiểu hơn và quay lại cuộc sống bình thường.
Tôi năm nay 26 tuổi. Mỗi khi nhớ lại quá khứ, tôi như rơi vào một hố sâu không đáy, tối tăm và tuyệt vọng đến mức không thể thoát ra được.
Câu chuyện bắt đầu từ khi tôi còn rất nhỏ. Trước năm 3 tuổi, tôi sống với ông bà nội. Chỉ cần làm sai dù chỉ là một việc nhỏ, tôi sẽ bị ông quát mắng, thậm chí đánh đập. Khi ấy, tôi chỉ biết khóc lóc chịu đựng, với nỗi sợ hãi và tủi thân cứ lớn dần lên theo năm tháng.
Sau đó, tôi về sống với bố mẹ. Cứ ngỡ cuộc sống sẽ êm đềm hơn nhưng mọi thứ càng tồi tệ. Bố tôi nghiện rượu, mỗi lần say, ông lại trút giận lên người tôi. Những trận mắng chửi và đòn roi khiến tôi dần mất đi sự tự tin, luôn cảm thấy mình vô dụng, kém cỏi.
Khi lên cấp ba, vì không chịu nổi không khí gia đình ngột ngạt, tôi bỏ nhà đi nhiều lần. Lên đại học, mỗi lần không qua môn, tôi chọn cách trốn tránh thay vì đối mặt. Tôi biết mình sai nhưng không đủ can đảm để sửa.
Mẹ là người duy nhất quan tâm đến tôi nhưng cách yêu thương của mẹ lại khiến tôi cảm thấy như nghẹt thở. Vì thương con, bà chiều tôi vô điều kiện. Tôi muốn gì, mẹ đều cố đáp ứng. Ngay cả khi tôi đòi mua chiếc máy chơi game đắt tiền, mẹ chỉ chần chừ một chút rồi vẫn mua. Những lúc tôi cư xử quá đáng, mẹ chỉ trách nhẹ vài câu rồi tìm cách bù đắp.
Trong môi trường ấy, tôi dần hình thành thói quen nói dối để né tránh mọi rắc rối. Mỗi khi không vừa ý, tôi lại trút giận lên mẹ bằng những lời cay nghiệt. Tôi biết mình sai nhưng chẳng thể dừng lại.
Ảnh minh họa.
Khi đi làm, tôi bị giáng chức vì bị phát hiện nói dối trong công việc. Quá xấu hổ và hụt hẫng, tôi bỏ việc và ở lì trong phòng, không ra ngoài, không đi làm, không nói chuyện với ai.
Tôi trách mẹ, cho rằng chính bà đã làm hỏng cuộc đời tôi. Càng ngày tôi càng tiêu cực, chỉ biết than thân trách phận, và chẳng còn chút hy vọng nào vào tương lai.
Mặc dù tôi đổ lỗi cho mẹ nhưng tôi cũng biết bà cũng là nạn nhân. Không chịu nổi cảnh bạo lực gia đình, bà ôm tôi bỏ trốn và dồn hết mọi tình cảm vào đứa con trai duy nhất này. Thế nhưng, sự yêu thương quá mức ấy lại tạo thành một gánh nặng vô hình. Bà lo lắng cho tôi đến mức không thể tập trung làm việc. Tôi nhìn mẹ tiều tụy, lòng cũng xót xa nhưng chẳng biết phải làm sao.
Dù sống chung nhà nhưng tôi và mẹ ít khi nói chuyện với nhau. Ngoài giờ ăn, ai nấy cắm mặt vào điện thoại. Mỗi khi mẹ nhắc đến chuyện công việc, tôi như nổi điên: “Lúc nào cũng việc. Con không muốn nghe nữa”.
“Mẹ chỉ mong con sớm ổn định lại. Con không thể mãi như thế này”, giọng mẹ nghẹn ngào.
“Ổn định? Mẹ chỉ muốn kiểm soát con thôi”, tôi quát lại.
Cứ như vậy, mối quan hệ giữa 2 mẹ con lúc nào cũng căng thẳng và phải nhờ tới chuyên gia tâm lý can thiệp.
Sau khi lắng nghe câu chuyện của chàng trai này, một chuyên gia tâm lý đã chỉ ra vấn đề từ cả 2 phía. Người mẹ có xu hướng bao bọc quá mức con mình. Bà từng lớn lên trong một gia đình đông con, ít được quan tâm, bố mẹ thường xuyên cãi vã nên bà phải tự lập từ nhỏ. Vì thiếu thốn tình cảm và cảm giác an toàn, bà đã vô thức dồn hết tình thương cho con trai bằng cách lo lắng mọi việc, thay vì học cách tôn trọng ranh giới của con.
Còn người cha bạo lực lại là người không kiểm soát được cảm xúc. Thay vì đối thoại, ông chọn dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn. Điều đó khiến chàng trai từ nhỏ sống trong sợ hãi, không có cảm giác an toàn, mất dần niềm tin vào bản thân và thế giới.
Nghe những gì chuyên gia tâm lý nói, chàng trai dần hiểu ra được rằng, tất cả những gì mà anh đang trải qua của ngày hôm nay là kết quả tích tụ từ những năm tháng đau thương của tuổi thơ. Anh muốn thay đổi nhưng không biết bắt đầu từ đâu.
Chuyên gia tâm lý bắt đầu lên kế hoạch thay đổi cho cả hai mẹ con. Với người mẹ, bà cần học lại cách yêu thương đúng mực, biết đâu là ranh giới và trách nhiệm.
“Con trai chị đã trưởng thành. Hãy để nó được tự lập, học cách chịu trách nhiệm với chính mình”.
Ban đầu người mẹ còn ngập ngừng nhưng rồi bà bắt đầu thay đổi. Một hôm, khi con trai nhờ giặt quần áo như trước đây, bà nhẹ nhàng từ chối: “Con lớn rồi, quần áo của con, con nên tự giặt”.
“Con lười mà. Mẹ giúp con một lần thôi”, anh cố nài nỉ.
“Không được, con cần học cách tự lo cho bản thân”, bà kiên định.
Lúc đầu, anh có phần khó chịu nhưng rồi anh cũng học được cách tự giặt đồ, nấu cơm. Từ một người chỉ biết dựa dẫm, anh dần trở nên tự lập hơn.
Một thay đổi lớn khác là cách người mẹ lắng nghe và phản hồi lại cảm xúc của con mình. Trước đây, mỗi khi anh tức giận, bà thường nhượng bộ hoặc mắng lại. Nay, bà học cách thấu cảm hơn. Có một lần anh bực bội vì mâu thuẫn với đồng nghiệp cũ, ngồi thẫn thờ trong phòng. Bà không hỏi dồn, chỉ lặng lẽ ngồi cạnh và nắm lấy tay anh:
“Mẹ biết hôm nay con có chuyện không vui. Nếu con muốn chia sẻ, mẹ sẵn sàng lắng nghe. Còn nếu con chưa sẵn sàng, mẹ cũng vẫn ở đây với con”.
Những lời dịu dàng ấy khiến anh như được tháo gỡ cảm xúc. Anh bật khóc, kể hết những bức bối trong lòng. Mẹ không cắt ngang, không phán xét, chỉ im lặng lắng nghe, rồi nhẹ nhàng nói: “Có phải con thấy ấm ức và bất lực lắm không”.
Anh gật đầu, nước mắt rơi.
“Mẹ hiểu. Mẹ luôn ở đây, dù chuyện gì xảy ra”.
Từ chỗ không dám bước ra khỏi phòng, anh bắt đầu thay đổi. Tự giặt quần áo, nấu ăn, trò chuyện với mẹ, nói ra nhu cầu và cảm xúc, những điều tưởng chừng đơn giản nhưng từng là cả một thử thách.
Mẹ anh cũng buông bỏ vai trò "siêu nhân", quay trở lại công việc, để đồng hành cùng con thay vì kiểm soát con. Giờ đây, anh không còn là chàng trai chỉ thích nhốt mình trong nhà mà đã phần nào quay lại cuộc sống bình thường.
Sau buổi nói chuyện, tôi tự hỏi, chẳng lẽ mình cứ sống vậy đến khi chết đi sao? Chẳng lẽ mình không muốn ra ngoài du...