Chia sẻ

Tàu không gian Cosmos 482 của Nga rơi xuống Trái đất ở đâu và khi nào?

Sự kiện: Công nghệ
0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Tàu thăm dò không gian Cosmos 482 đã quay quanh Trái đất trong 53 năm và dự kiến trở lại bầu khí quyển từ hôm nay (7/5).

Mặc dù tàu thăm dò này có thể gây ảnh hưởng đến bề mặt Trái đất khi hạ cánh, tuy nhiên các chuyên gia trong ngành vũ trụ cho biết khả năng va chạm vào khu vực có người ở là rất thấp.

Cosmos 482 có khả năng rơi xuống bề mặt Trái đất vào ngày 10/5.

Cosmos 482 có khả năng rơi xuống bề mặt Trái đất vào ngày 10/5.

Còn được gọi là Kosmos 482, Cosmos 482 được Liên Xô phóng vào năm 1972 trong một nhiệm vụ không thành công tới Sao Kim. Từ đó, tàu đã ở trong quỹ đạo suy yếu. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố như thời tiết vũ trụ và góc tiếp cận, tàu nặng khoảng 500 kg này có thể va chạm với bề mặt Trái đất với tốc độ khoảng 240 km/h trong khoảng thời gian từ ngày 7 đến 13/5, với ngày 10/5 là thời điểm có khả năng xảy ra nhất.

Được thiết kế để chịu đựng bầu khí quyển nóng và đặc của Sao Kim, Cosmos 482 có khả năng trở lại Trái đất mà không bị vỡ. Khu vực va chạm ước tính của tàu nằm giữa vĩ tuyến 52 bắc và nam, bao gồm hầu hết Bắc và Nam Mỹ, toàn bộ Châu Phi, cùng phần lớn Châu Âu và Châu Á. Tuy nhiên, khả năng tàu thăm dò va chạm với đại dương là rất cao.

Các sứ mệnh Sao Kim của Liên Xô thường bắt đầu bằng việc phóng vào quỹ đạo Trái đất thấp, từ đó một tên lửa đẩy bổ sung sẽ đưa tàu vũ trụ hướng tới Sao Kim. Những tàu không thoát khỏi quỹ đạo Trái đất sẽ được đổi tên thành Cosmos. Phần lớn Cosmos đã quay trở lại bầu khí quyển ngay sau khi sứ mệnh của nó thất bại, nhưng tàu Cosmos 482 đã duy trì quỹ đạo suy yếu trong suốt 53 năm.

Một số khả năng mà NASA đưa ra khi Cosmos 482 quay trở lại Trái đất.

Một số khả năng mà NASA đưa ra khi Cosmos 482 quay trở lại Trái đất.

Sao Kim, hành tinh gần nhất với Trái đất, là mục tiêu chính trong cuộc chạy đua không gian giữa Mỹ và Liên Xô từ những năm 1960 đến 1980. Cả hai quốc gia đã thực hiện nhiều sứ mệnh tới hành tinh này, nhưng hầu hết các nỗ lực ban đầu đều không thành công. Năm 1962, NASA đã thực hiện thành công sứ mệnh Mariner 2 bay ngang qua Sao Kim, trong khi Venera 3 của Liên Xô vào năm 1965 là tàu vũ trụ đầu tiên truyền thông tin từ bề mặt hành tinh này. Đến năm 1975, tàu Venera 9 của Liên Xô đã gửi hình ảnh đầu tiên về bề mặt Sao Kim.

Mặc dù kích thước, khối lượng và lực hấp dẫn của Sao Kim rất giống với Trái đất nhưng hiệu ứng nhà kính cực độ đã khiến bề mặt của nó trở nên cực kỳ nóng và đặc. Nhiệt độ ở đây có thể vượt quá 426 độ C, với áp suất bề mặt cao gấp 92 lần so với Trái đất ở mực nước biển, tương đương với áp suất 1 km dưới đại dương của Trái đất. Các tàu thăm dò tiếp cận bề mặt Sao Kim thường chỉ tồn tại được vài phút trước khi bị tan chảy.

Hơn 50 năm sau khi được phóng lên không gian, tàu vũ trụ Kosmos 482 đang chuẩn bị cho một cuộc trở về đầy bí ẩn.

Theo Kiến Tường - Techspot ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Công nghệ

Xem Thêm