Chia sẻ

Đến đảo ngọc Phú Quốc viếng chùa Hộ Quốc

0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Chùa Hộ Quốc Phú Quốc là Thiền viện Trúc Lâm có không gian yên tĩnh và là nơi hội tụ của “đại danh thắng” trên đảo ngọc, thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan.

Đến đảo ngọc Phú Quốc viếng chùa Hộ Quốc - 1

Đến đảo ngọc Phú Quốc viếng chùa Hộ Quốc - 2

Nằm trên địa bàn ấp Suối Lớn, xã Dương Tơ, TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang cũ, chùa Hộ Quốc Phú Quốc hiện nay tọa lạc tại đặc khu Phú Quốc thuộc tỉnh An Giang. Cách trung tâm đặc khu Phú Quốc (Dương Đông) khoảng 20 km và gần 10 km từ “Thị trấn Hoàng Hôn” An Thới, chùa Hộ Quốc là nơi lưu giữ và truyền bá giá trị văn hóa Phật giáo truyền thống của Việt Nam.

Đến đảo ngọc Phú Quốc viếng chùa Hộ Quốc - 3

Khởi công xây dựng vào cuối năm 2011, hoàn thành sau đó 14 tháng, chùa Hộ Quốc Phú Quốc còn là điểm đến du lịch tâm linh nổi tiếng, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước về đây tham quan và cầu nguyện.

Đến đảo ngọc Phú Quốc viếng chùa Hộ Quốc - 4

Đến đảo ngọc Phú Quốc viếng chùa Hộ Quốc - 5

Đến đảo ngọc Phú Quốc viếng chùa Hộ Quốc - 6

Sau khi bước vào cổng chính của ngôi chùa còn được gọi là Thiền viện Trúc Lâm Phú Quốc, du khách có thể tham quan trước Đền thờ Quốc Mẫu phía bên trái. Chính đền thờ Quốc Mẫu, 2 bên thờ 18 đời Vua Hùng Vương và Bách gia trăm họ.

Đến đảo ngọc Phú Quốc viếng chùa Hộ Quốc - 7

Tại đây có treo truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng sơ lược Đại Việt sử ký toàn thư về 18 đời Vua Hùng. Việc này có thể giúp du khách hiểu rõ hơn về nguồn gốc dân tộc, cội nguồn của mình.

Đến đảo ngọc Phú Quốc viếng chùa Hộ Quốc - 8

Đến đảo ngọc Phú Quốc viếng chùa Hộ Quốc - 9

Trên đường đến Điện thờ Quốc Mẫu, du khách đi qua tháp trống, tháp chuông. Trong không gian yên tĩnh của du lịch tâm linh và du lịch tri thức, du khách có thể dừng chân tại đây để viết dây ước nguyện.

Đến đảo ngọc Phú Quốc viếng chùa Hộ Quốc - 10

Rời Đền thờ Quốc Mẫu để lên chánh điện chùa Hộ Quốc, du khách đi qua An Lạc Viên, phía trên có tượng Phật nhìn về phía biển.

Đến đảo ngọc Phú Quốc viếng chùa Hộ Quốc - 11

Đến đảo ngọc Phú Quốc viếng chùa Hộ Quốc - 12

Đến đảo ngọc Phú Quốc viếng chùa Hộ Quốc - 13

Nếu không đi vòng qua Điện thờ Quốc Mẫu mà đi thẳng từ cổng chính lên chánh điện, du khách sẽ bước qua 70 bậc đá hai bên bức phù điêu hình rồng sen màu vàng được điêu khắc công phu và hành lang được cách điệu bằng hình những con rồng biểu trưng vào thời Trần.

Đến đảo ngọc Phú Quốc viếng chùa Hộ Quốc - 14

Trước chánh điện là Đại bảo tháp kinh chuyển pháp luân.

Đến đảo ngọc Phú Quốc viếng chùa Hộ Quốc - 15

Đến đảo ngọc Phú Quốc viếng chùa Hộ Quốc - 16

Đến đảo ngọc Phú Quốc viếng chùa Hộ Quốc - 17

Với vị trí “tọa sơn hướng hải", chùa Hộ Quốc sở hữu vị trí đặc biệt hiếm có khi lưng tựa núi rừng nguyên sinh, mặt hướng ra biển cả mênh mông. Thế đất "tọa sơn hướng hải" không chỉ mang lại cảnh quan hữu tình mà còn được xem là vị trí phong thủy cát lành, giúp tăng cường năng lượng tâm linh, mang lại bình an và may mắn cho du khách hành hương. Tại đây, du khách có thể nhìn thấy những làng bè nuôi hải sản của người dân đặc khu Phú Quốc.

Đến đảo ngọc Phú Quốc viếng chùa Hộ Quốc - 18

Toàn bộ công trình chùa Hộ Quốc Phú Quốc được thiết kế theo phong cách kiến trúc truyền thống thời Lý – Trần, một giai đoạn rực rỡ của Phật giáo Việt Nam. Các chi tiết chạm khắc tinh xảo, mái cong vút được lợp nhiều lớp, hành lang hình rồng thời Trần cùng các cột kèo gỗ đồ sộ thể hiện rõ sự kết hợp giữa vẻ đẹp thẩm mỹ và tính bền vững trong kiến trúc cổ.

Đến đảo ngọc Phú Quốc viếng chùa Hộ Quốc - 19

Một điểm nổi bật trong kết cấu chùa là việc sử dụng các cột gỗ lim lớn – loại gỗ quý nổi tiếng về độ bền và vẻ đẹp vân gỗ. Những hàng cột lim tạo nên không gian trang nghiêm, vững chãi và trường tồn với thời gian, thể hiện sự tôn kính đối với chư Phật và lịch sử dân tộc. Trong chánh điện chùa Hộ Quốc Phú Quốc, Phật Thích Ca Mâu Ni mạ vàng được thờ ở trung tâm, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát cưỡi sư tử ở gian nhà bên phải và Phổ Hiền Bồ Tát cưỡi voi ở gian nhà bên trái. 

Đến đảo ngọc Phú Quốc viếng chùa Hộ Quốc - 20

Sau khi tham quan và thắp hương chánh điện, trước khi rời chùa du khách thường rẽ trái để tham quan Điện Quan Âm, chùa Một Cột, Điện Địa Tạng...

Một trải nghiệm tuyệt vời khi du khách đi ôtô hoặc xe máy đến nơi yên bình, hòa quyện giữa sự tĩnh lặng và vẻ đẹp quyến...

Theo Duy Khang ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Địa điểm du lịch hot 3 miền

Xem Thêm