Tên lửa Iskander-M của Nga tập kích khiến chỉ huy lữ đoàn Ukraine thiệt mạng: Ông Zelensky lên tiếng
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 1/7 yêu cầu mở cuộc điều tra và khẳng định Kiev sẽ đáp trả sau vụ Nga tập kích tên lửa khiến một chỉ huy lữ đoàn thiệt mạng, hàng chục người thương vong.
Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh kho vũ khí của Mỹ đang dần cạn kiệt sau hơn hai năm viện trợ khẩn cấp cho Kiev. Nhưng đằng sau lý do chính thức về "ưu tiên an ninh quốc gia", nhiều chuyên gia nhận định đây có thể là tín hiệu cho thấy Mỹ đang chuẩn bị điều chỉnh chiến lược mới.
|
Giới quan sát cho rằng chính quyền Tổng thống Trump đang muốn tạo ra một "khoảng lặng" nhằm thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình giữa Ukraine và Nga, sau hơn ba năm giao tranh không có đột phá rõ rệt.
Châu Âu đang cố gắng lấp đầy khoảng trống do Mỹ để lại. Đức đã tuyên bố tăng cường chuyển giao hệ thống phòng không IRIS-T, còn Pháp và Hà Lan cam kết hỗ trợ thêm đạn pháo và UAV. Tuy nhiên, năng lực công nghiệp quốc phòng của châu Âu vẫn chưa thể sánh ngang với Mỹ. Các quốc gia này vốn phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu và chưa thể chuyển sang trạng thái sản xuất thời chiến như một số cường quốc quân sự.
Về phía Ukraine, nước này đang đẩy mạnh sản xuất đạn dược và UAV nội địa. Nhưng theo các chuyên gia quân sự, quy mô và chất lượng sản xuất trong nước vẫn chưa đủ để thay thế vai trò của viện trợ phương Tây
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth, việc tạm dừng viện trợ là cần thiết để đảm bảo lực lượng vũ trang Mỹ vẫn duy trì được khả năng sẵn sàng chiến đấu trên các mặt trận khác. Cũng theo ông, Mỹ cần dành thời gian để đánh giá lại kho dự trữ chiến lược và đẩy nhanh quá trình tái sản xuất đạn dược vốn đã tụt lại phía sau trong suốt hai năm xung đột cường độ cao tại Ukraine.
Người phát ngôn Nhà Trắng Anna Kelly khẳng định: "Quyết định này nhằm ưu tiên lợi ích an ninh của người dân Mỹ.
Những vũ khí mà Ukraine cần lúc này cũng chính là những gì quân đội Mỹ cần duy trì cho các chiến dịch toàn cầu".
Tuy nhiên, việc tạm ngừng viện trợ diễn ra trong thời điểm cực kỳ nhạy cảm. Nga vừa tiến hành đợt không kích quy mô lớn nhất kể từ đầu chiến sự, sử dụng hàng trăm UAV và tên lửa tấn công nhiều thành phố lớn của Ukraine. Trong khi đó, lực lượng phòng không Ukraine, vốn phụ thuộc đáng kể vào hệ thống Patriot và NASAMS do Mỹ và phương Tây cung cấp, đang chịu sức ép nặng nề cả về nhân lực lẫn trang bị.
Danh mục vũ khí bị ngưng chuyển giao không chỉ bao gồm các hệ thống phòng thủ mà còn cả vũ khí tấn công tầm xa, như tên lửa AGM-88 HARM chống radar, bom thông minh JDAM, cùng tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM dành cho các chiến đấu cơ F-16 mà Ukraine sắp đưa vào biên chế.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth, việc tạm dừng viện trợ là cần thiết để đảm bảo lực lượng vũ trang Mỹ vẫn duy trì được khả năng sẵn sàng chiến đấu trên các mặt trận khác. Cũng theo ông, Mỹ cần dành thời gian để đánh giá lại kho dự trữ chiến lược và đẩy nhanh quá trình tái sản xuất đạn dược vốn đã tụt lại phía sau trong suốt hai năm xung đột cường độ cao tại Ukraine.
|
Sáng ngày 1/7, quân đội Nga đã phóng tên lửa tập kích mục tiêu ở làng Huliaipole, thuộc vùng Dnipropetrovsk, miền trung Ukraine, theo tờ Kyiv Indepdendent.
Thống đốc vùng Dnipropetrovsk, ông Serhiy Lysak xác nhận vụ tấn công của Nga gây thiệt hại và khiến nhiều người thương vong, trong đó có cả dân thường và quân nhân. Theo lực lượng phòng thủ miền nam Ukraine, Nga đã sử dụng hai tên lửa đạn đạo, nhiều khả năng là tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander-M.
Huliaipole là khu dân cư có khoảng 1.200 người sinh sống trước chiến sự, nằm ở phía tây vùng Dnipropetrovsk, cách tiền tuyến khoảng 70 km. Vụ nổ được cho là phá hủy một trung tâm văn hóa, hai cửa hàng và làm hư hại nhiều nhà dân.
Từ ngày 5/7 đến nay, lực lượng chức năng và người dân xã Hiệp Thạnh, tỉnh Lâm Đồng đang nỗ lực tìm kiếm bé gái hơn 2 tuổi mất tích khi đang chơi trong...
Nguồn: [Link nguồn]
-10/03/2025 09:53 AM (GMT+7)







