Chia sẻ

Sốc: Bê bối hiến tạng ở Mỹ khi tim vẫn còn đập

Sự kiện: Sống khỏe

TJ Hoover tỉnh dậy trên bàn phẫu thuật, ngay khi y tá bắt đầu cạo lông ngực và bôi thuốc sát trùng để chuẩn bị lấy tạng của anh.

Cảnh báo phía sau những ca hiến tạng ở Mỹ

Việc ghép tạng để cứu người là một hành động rất đáng quý, nhưng sẽ ra sao nếu nội tạng được lấy ra trong khi người hiến vẫn còn sống? Những gì xảy ra với Misty Hawkins và TJ Hoover cho thấy mặt tối gây chấn động phía sau hệ thống hiến tạng tại Mỹ.

Tại Mỹ, nơi hệ thống cấy ghép nội tạng được xem là tiên tiến bậc nhất thế giới, với hơn 100.000 người đang chờ ghép tạng để tiếp tục sống. Nhưng khi nhu cầu tăng vọt, kèm theo áp lực về các chính sách, một số ca hiến tạng lại diễn ra quá vội vàng, trong lúc người hiến vẫn còn dấu hiệu sự sống một cách rõ ràng. Những trường hợp này không còn là cá biệt, mà đang làm dấy lên tranh cãi gay gắt về đạo đức y khoa.

Năm 2024, Misty Hawkins (42 tuổi) sống tại Alabama là một phụ nữ vui vẻ, hài hước, có tình yêu với giải đua mô tô Thunder Beach. Ngày 21/5/2024, khi đang ăn trưa tại nhà, cô bất ngờ bị nghẹn bánh mì kẹp bơ đậu phộng và thạch. Dù được gia đình đưa đi cấp cứu kịp thơi tại Bệnh viện Flowers ở Dothan gần đó, dị vật cũng được loại bỏ nhưng do não bị thiếu oxy khiến cô rơi vào hôn mê và phải thở bằng máy. Sau một thời gian được duy trì bằng máy thở, bác sĩ cho biết cô không thể hồi phục và khuyên gia đình nên ngừng hỗ trợ sự sống.

Cha mẹ của Misty Hawkins chưa bao giờ động đến phòng ngủ của con gái họ.

Cha mẹ của Misty Hawkins chưa bao giờ động đến phòng ngủ của con gái họ.

Mẹ cô – bà Faye Johnson đồng ý hiến tạng với mong muốn “làm điều tốt cuối cùng” sau bi kịch của con gái mình. Tổ chức hiến tạng Legacy of Hope đã phối hợp chuyển Hawkins vào phòng mổ để lấy nội tạng, sau khi bác sĩ tuyên bố cô đã tử vong đúng 103 phút sau khi tháo máy thở.

Nhưng điều không tưởng đã xảy ra: khi bác sĩ phẫu thuật rạch ngực cô, họ phát hiện tim vẫn đập. Không chỉ vậy, hồ sơ còn ghi nhận những nhịp thở hổn hển – một dấu hiệu cho thấy não bộ vẫn còn hoạt động ở mức tối thiểu. Ca mổ bị dừng ngay lập tức.

Một năm sau, mẹ cô mới biết sự thật qua báo chí. “Tôi ước gì mình được biết sớm hơn. Tôi chỉ hy vọng con bé không đau đớn trong những giây phút cuối”, bà nghẹn ngào chia sẻ. Hawkins đã chết không phải vì ngưng tim, mà có thể vì một quyết định mổ lấy tạng quá sớm.

Một trường hợp khác làm dấy lên những lo ngại về việc hiến tạng. 3 năm trước Misty Hawkins, một người đàn ông tên TJ Hoover (33 tuổi) sống tại Kentucky, cũng gặp phải một trải nghiệm kinh hoàng. Năm 2021, anh bị sốc thuốc và nhập viện. Dù còn phản ứng với kích thích, giao tiếp bằng mắt và lắc đầu, bác sĩ vẫn tuyên bố anh chết não, điều kiện tiên quyết để hiến tạng.

Vụ án của Hoover vẫn đang được điều tra.

Vụ án của Hoover vẫn đang được điều tra.

Anh được chuyển vào phòng mổ. Khi y tá bắt đầu cạo lông ngực và bôi dung dịch sát trùng để chuẩn bị lấy nội tạng, Hoover bất ngờ tỉnh lại, chứng kiến mọi thứ diễn ra quanh mình.

Các nhân viên từng làm việc ở tổ chức thu nhận tạng hiến tại Kentucky thừa nhận, rất có thể Hoover chưa hề chết não. Cuối cùng, ca phẫu thuật bị hủy khi bác sĩ nhận ra Hoover còn phản xạ của sự sống.

Ngày nay, Hoover vẫn sống cùng chị gái tại Richmond và đang điều trị vật lý trị liệu, phục hồi chấn thương thần kinh. Anh chia sẻ hành trình sống sót của mình trên TikTok để cảnh báo công chúng.

Áp lực và ranh giới đạo đức đang bị thử thách

Tại Mỹ, hệ thống hiến tạng phần lớn được tự quản lý bởi các tổ chức phi lợi nhuận. Kể từ năm 2020, Bộ Y tế Mỹ bắt đầu xếp các tổ chức cung ứng dựa trên số lượng ca ghép tạng mà họ đã sắp xếp, khiến nhiều đơn vị tăng tốc tìm kiếm người hiến bằng mọi giá.

Một hình thức đang gây lo ngại là hiến tạng sau khi chết tuần hoàn (DCD) – tức là bệnh nhân chưa chết não, mà chỉ bị ngưng hỗ trợ sự sống trong trạng thái hôn mê. Hệ thống chỉ đợi tim ngừng đập trong 5 phút rồi tiến hành mổ. Nhưng nếu bệnh nhân hồi phục sau đó thì sao?

Sốc: Bê bối hiến tạng ở Mỹ khi tim vẫn còn đập - 3

Những câu chuyện như của Hawkins và Hoover không chỉ là tai nạn y khoa mà là lời cảnh báo về lỗ hổng trong đạo đức và quy trình.

Tiến sĩ Alejandro Rabinstein, trưởng khoa thần kinh tại Bệnh viện Mayo, cho biết, nhân viên y tế đôi khi thiếu kinh nghiệm trong việc xác định liệu các cử động của bệnh nhân là dấu hiệu hồi phục hay chỉ là phản xạ vô nghĩa. Ông nhấn mạnh: "Đào tạo có thể là một vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là tại các bệnh viện nhỏ".

Một nghiên cứu được công bố năm ngoái trên Tạp chí Y học New England cho thấy, 25% bệnh nhân được cho là không phản ứng thực sự vẫn có thể nhận thức được, mặc dù họ không thể giao tiếp. Một nghiên cứu khác, mặc dù có quy mô nhỏ, đã phát hiện rằng, các bác sĩ thường sai khi dự đoán trong 72 giờ đầu tiên rằng bệnh nhân sẽ không hồi phục sau chấn thương sọ não.

Hơn 100.000 người hiện đang chờ nhận tạng tại Mỹ, và không ít trong số họ sẽ không bao giờ nhận được cơ hội này. Theo dữ liệu mới nhất, hệ thống ghép tạng đã ghi nhận kỷ lục về số ca ghép, chủ yếu nhờ vào việc hiến tạng từ những người hiến tạng tử vong. Từ năm 2020 đến năm 2022, tạng từ các bệnh nhân này đã được ghép cho 43.500 người.

Người đàn ông ở California, Mỹ, qua đời do mắc ung thư phổi từ người hiến tặng gan, dù đã được cấy ghép khẩn cấp lần...

Theo Phương Hạnh (Theo CNN, Nytime) ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Sống khỏe

Xem Thêm