Khi sự phân biệt giữa smartphone cao cấp và tầm trung không còn nữa
Để sở hữu một smartphone mạnh mẽ trong quá khứ, người dùng thường phải chi ra một khoản tiền lớn, khoảng 25 triệu đồng cho một sản phẩm cao cấp với cấu hình đỉnh cao.
Tuy nhiên, vào năm 2025, khoảng cách về hiệu năng giữa smartphone tầm trung và cao cấp đã thu hẹp đáng kể khiến cho sự khác biệt gần như không còn tồn tại đối với hầu hết người dùng. Dù vậy, cơn sốt với các dòng sản phẩm như “Pro Max”, “Ultra” và “Plus” vẫn tiếp diễn. Vậy điều gì đang diễn ra?
Smartphone cao cấp và tầm trung đang ngày càng giống nhau hơn.
Sự hội tụ về thông số kỹ thuật
Trước đây, bảng thông số kỹ thuật của smartphone là một yếu tố quyết định. Các mẫu cao cấp thường được trang bị chip xử lý nhanh hơn, RAM nhiều hơn, màn hình chất lượng cao và camera vượt trội. Ngày nay, nhiều smartphone tầm trung đã được trang bị chip xử lý hàng đầu của năm trước, màn hình OLED 120Hz, nhiều camera và các tính năng hỗ trợ AI tương tự như trên các thiết bị cao cấp.
Chẳng hạn, Pixel 9a và Galaxy A56 đều có giá rẻ hơn hàng triệu đồng so với các mẫu cao cấp nhưng mang lại trải nghiệm người dùng gần như đạt 90%. Ứng dụng mở ngay lập tức, thao tác cuộn mượt mà và camera chụp ảnh ấn tượng nhờ vào các thủ thuật nhiếp ảnh điện toán.
Trải nghiệm của smartphone cao cấp và tầm trung gần như không khác biệt.
Thực tế sử dụng
Hầu hết người dùng không thể nhận ra sự khác biệt trong quá trình sử dụng hàng ngày. Trừ khi người dùng thường xuyên chỉnh sửa video 4K hoặc chơi game chuyên nghiệp, lợi ích của chip xử lý hàng đầu như Snapdragon 8 Gen 3 so với Snapdragon 7+ Gen 2 chỉ là lý thuyết. Nhiều chuyên gia đánh giá công nghệ, như Marques Brownlee, đã thừa nhận rằng họ không thể phân biệt được Pixel 9a với Pixel 9 Pro trong các tình huống sử dụng thông thường.
Đây là kết quả mà khi phần cứng smartphone ngày một đắt đỏ, các nhà sản xuất phải chuyển hướng sang những yếu tố quan trọng hơn: trải nghiệm phần mềm, hệ sinh thái và các tính năng tinh tế. Apple dựa vào hệ sinh thái iOS và các bản cập nhật phần mềm dài hạn, trong khi Samsung tập trung vào Galaxy AI và tích hợp với các thiết bị Galaxy khác. Google đang đầu tư vào các tính năng thông minh hỗ trợ bởi AI và một hệ điều hành Android “sạch”.
Nếu không quá cầu kỳ, người dùng không nhất thiết phải chi nhiều tiền cho các mẫu cao cấp.
Sản phẩm cao cấp không còn đáng mua Điều này có nghĩa là người dùng có thể không cần một chiếc điện thoại cao cấp nữa. Trừ khi là game thủ di động, người đam mê nhiếp ảnh hoặc yêu thích công nghệ mới nhất, một chiếc smartphone tầm trung sẽ đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng và giúp tiết kiệm chi phí. Đây là một thách thức cho các nhà sản xuất vẫn phụ thuộc vào lợi nhuận từ các sản phẩm cao cấp nhưng lại là một lợi thế cho người tiêu dùng. Chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên mới, nơi smartphone tầm trung không còn đồng nghĩa với các hạn chế. Các mẫu smartphone tầm trung đã trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết để đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của người dùng. Vậy nên, câu hỏi không còn là chiếc điện thoại nào có nhiều RAM nhất hay điểm benchmark tốt nhất, mà là: Liệu chiếc điện thoại này có đáp ứng được nhu cầu của chúng ta và mang lại cảm giác thoải mái khi sử dụng hay không? Nếu câu trả lời là có, có lẽ đã đến lúc ngừng theo đuổi các sản phẩm cao cấp. |
Dù được định vị ở phân khúc tầm trung, các smartphone này đều được tích hợp loạt tính năng AI trong xử lý ảnh, vận hành.