Chia sẻ

Thái Lan: Cá gần sông Mekong biến đổi bất thường

0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Vẻ ngoài bất thường của một số loài cá làm dấy lên lo ngại trong cộng đồng cư dân địa phương.

Một số con cá có hình dạng bất thường ở sông Kok, Thái Lan. Ảnh: Bangkok Post

Một số con cá có hình dạng bất thường ở sông Kok, Thái Lan. Ảnh: Bangkok Post

Cá đầy bệnh, dân e ngại 

Theo Thai PBS, nhiều loài cá đánh bắt tại sông Kok, tỉnh Chiang Rai (Thái Lan), gần đây được phát hiện có đốm đỏ trên da, nhiễm ký sinh trùng và vi khuẩn. Điều này làm dấy lên lo ngại trong cộng đồng địa phương về nguy cơ nhiễm độc kim loại nặng, nhất là khi một báo cáo chính phủ vừa công bố cho thấy mức độ ô nhiễm nghiêm trọng ở khu vực.

Tháng 5/2025, các cán bộ thủy sản đã thu thập mẫu cá từ nhiều vị trí dọc sông Kok – bao gồm cả loài cá ăn thịt và ăn thực vật – để gửi xét nghiệm tại Chiang Mai. Kết quả ban đầu cho thấy phần lớn cá đều bị tổn thương ngoài da, đặc biệt ở miệng, vây, đuôi và thân. Phân tích trong phòng thí nghiệm xác nhận cá bị nhiễm ký sinh trùng và vi khuẩn. Giới chức cho biết đang chờ kết quả đầy đủ vào cuối tháng 5.

Dù vậy, nhiều người dân tại tỉnh Chiang Rai đã dừng tiêu thụ cá đánh bắt từ sông Kok và sông Sai, do lo ngại chúng nhiễm độc từ nguồn nước ô nhiễm. Một số nghi ngờ chỉ ra rằng chất thải từ các mỏ khai thác vàng ở bang Shan, Myanmar, có thể là nguồn gây ô nhiễm.

Chính quyền địa phương khuyến cáo người dân không dùng trực tiếp nước từ hai con sông trên. Tuy nhiên, họ thừa nhận không thể xử lý tận gốc tình trạng ô nhiễm, do khu vực thượng nguồn nằm trong vùng kiểm soát của các nhóm vũ trang thiểu số và quân đội chính phủ Myanmar.

Ô nhiễm nặng ở phụ lưu sông Mekong

Giới chức Thái Lan tới lấy mẫu nước sông để xét nghiệm. Ảnh: Panumet Tanraksa

Giới chức Thái Lan tới lấy mẫu nước sông để xét nghiệm. Ảnh: Panumet Tanraksa

Bangkok Post ngày 20/5 đưa tin, một báo cáo mới của chính phủ Thái Lan cho thấy nồng độ asen và chì – hai kim loại nặng nguy hiểm – đã vượt xa ngưỡng an toàn tại nhiều điểm thuộc sông Sai và một số phụ lưu của sông Mekong, thuộc tỉnh Chiang Rai. Phát hiện này làm dấy lên lo ngại về an toàn nguồn nước, tình trạng cá bản địa và nguy cơ sức khỏe đối với cư dân trong vùng.

Theo Văn phòng Kiểm soát Ô nhiễm và Môi trường khu vực 1 (Chiang Mai), việc kiểm tra chất lượng nước được tiến hành tại 8 địa điểm dọc các phụ lưu sông Kok, sông Mekong và sông Sai. Kết quả cho thấy, nhiều điểm gần sông Mekong và sông Sai ghi nhận nồng độ kim loại nặng ở mức nguy hiểm.

Tại 2 vị trí gần nơi hợp lưu giữa sông Kok và Mekong (huyện Chiang Saen), nồng độ asen cao gấp 3 lần giới hạn quốc gia là 0,01 mg/L. Điều này cho thấy có khả năng tồn tại nguồn ô nhiễm từ thượng nguồn, ảnh hưởng tới hệ sinh thái của toàn bộ lưu vực sông Mekong.

Tình hình nghiêm trọng hơn ở sông Sai, đặc biệt tại huyện Mae Sai. Mức ô nhiễm cao nhất được ghi nhận tại xã Pa Sang Ngam, với nồng độ chì là 0,066 mg/L (cao gấp hơn 3 lần mức cho phép) và asen lên tới 0,49 mg/L – vượt xa giới hạn an toàn cho phép.

Hiện các cơ quan chức năng chưa xác định được nguồn gốc cụ thể của ô nhiễm, nhưng các tổ chức môi trường kêu gọi chính phủ khẩn trương điều tra và xử lý để bảo vệ người dân cũng như hệ sinh thái khu vực.

Người dân địa phương và du khách đã tới để chiêm ngưỡng tận mắt "dấu chân Đức Phật".

Theo Lâm Nhã Du - Bangkok Post, Thai PBS ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Tin tức Thái Lan

Xem Thêm