Chia sẻ

Sáp nhập tỉnh, không điều chỉnh quy hoạch thì địa phương sẽ không làm gì được

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết khi điều chỉnh địa giới hành chính, sáp nhập các địa phương  thì quy hoạch tỉnh cũng cần được điều chỉnh, nếu không địa phương không làm gì được.

Góp ý cho dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch trong phiên thảo luận tổ chiều 10-5, đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP.HCM) cho rằng cần tập trung gắn sửa đổi luật với giải quyết các vấn đề mang tính cấp bách cần xử lý ngay, nhất là những vấn đề phát sinh khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Đại biểu Trần Anh Tuấn (đoàn TP.HCM). Ảnh: QH

Đại biểu Trần Anh Tuấn (đoàn TP.HCM). Ảnh: QH

Thách thức khi hợp nhất quy hoạch địa phương sau sắp xếp

Theo ông Trần Hoàng Ngân, khi có chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính thì nảy sinh vấn đề khó là quy hoạch riêng của các địa phương. "Làm sao để hợp nhất ba quy hoạch thành một khi không còn chính quyền địa phương cấp huyện… là một thách thức" - đại biểu Trần Hoàng Ngân nói.

Cạnh đó, ông Trần Hoàng Ngân cũng bày tỏ quan tâm đến vấn đề phân cấp, phân quyền; hay nếu có mâu thuẫn giữa các quy hoạch thì giao Chính phủ quy định xử lý giúp nhanh chóng gỡ những điểm nghẽn khi triển khai các dự án không phù hợp quy hoạch...

Đại biểu Trần Anh Tuấn (đoàn TP.HCM) đề xuất trong dự án Luật cần có quy định cụ thể, xem xét ưu tiên quy hoạch nào trước, quy hoạch nào sau để tránh xung đột. Đồng thời phải bảo đảm tính ổn định, dài hơi của luật, nhất là trong bối cảnh sắp xếp các đơn vị hành chính hiện nay.

Về công bố quy hoạch, theo ông Tuấn, nên kèm theo bộ dữ liệu sao phù hợp với quy hoạch đất đai và các dự án lớn. Quy hoạch cần được công khai trên một số website hoặc những địa chỉ có dữ liệu mở để người dân, doanh nghiệp có thể tra cứu, đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng...

Cần điều chỉnh quy hoạch, Thủ tướng sẽ quyết định

Còn theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, dự luật Quy hoạch bổ sung các quy định để xử lý các vấn đề cấp bách cần tháo gỡ. Cụ thể, việc sửa luật lần này nhằm đảm bảo điều chỉnh quy hoạch các cấp sau khi sắp xếp đơn vị hành chính có hiệu lực, các địa phương có thể điều chỉnh quy hoạch ngay.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng. Ảnh: QH

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng. Ảnh: QH

Phân tích thêm, ông Thắng nói khi thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính, sáp nhập các địa phương với nhau thì quy hoạch tỉnh cần được điều chỉnh, nếu không địa phương không làm gì được. Do đó, Luật Quy hoạch phải sửa ngay mới đáp ứng được, nếu không tắc hết.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cũng cho hay dự luật đưa ra quy định mạnh hơn về phân cấp, phân quyền, như đề xuất được trao quyền quyết định quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, vốn thuộc thẩm quyền của Quốc hội, phân cấp cho các bộ thẩm định quy hoạch chuyên ngành, UBND tỉnh thẩm định quy hoạch tỉnh…

Dự luật cũng bổ sung quy định quy hoạch chuyên ngành, vùng, tỉnh được phép lập đồng thời nhằm xử lý vướng mắc lâu nay và đẩy nhanh việc lập quy hoạch, không cần chờ quy hoạch cấp trên được duyệt hay quyết định mới lập quy hoạch cấp dưới.

Ông Thắng cũng thừa nhận xử lý mâu thuẫn, chồng lấn giữa các quy hoạch là vấn đề vướng mắc thực tế lâu nay.

"Một số địa phương có tuyến đường đã có quy hoạch giao thông nhưng lại chồng lấn với quy hoạch khoáng sản. Giờ quy hoạch nào điều chỉnh theo quy hoạch nào, rất khó phân định" - ông Thắng nói và cho biết thời gian qua, một số trường hợp cụ thể được đề xuất trình Thủ tướng xem xét quyết định việc quy hoạch nào phải điều chỉnh để không chồng lấn, nhưng không triệt để.

Do đó, dự luật bổ sung quy định mang tính nguyên tắc, trường hợp có mâu thuẫn, chồng chéo giữa quy hoạch chuyên ngành, kỹ thuật thì cấp có thẩm quyền cao hơn sẽ quyết việc quy hoạch nào phải điều chỉnh. Chính phủ sẽ hướng dẫn chi tiết tại nghị định, trong đó đưa ra nguyên tắc, tiêu chí về trường hợp quy hoạch cùng cấp thì quy hoạch nào điều chỉnh.

Luật Quy hoạch được sửa đổi theo hướng phân cấp thẩm quyền của Quốc hội cho Chính phủ xác định các vùng cần lập quy...

Theo NHÓM PHÓNG VIÊN ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Sáp nhập tỉnh thành, bộ máy

Xem Thêm