Chia sẻ

Vụ hàng loạt drone rơi đêm 30/4: Người nhặt được không trả lại sẽ bị xử lý thế nào?

Sự kiện: Thời sự
0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Đơn vị tổ chức sự kiện đang thu hồi drone bị rơi đêm 30/4 tại TPHCM. Trường hợp người nhặt được drone nếu không trả lại sẽ bị xử lý thế nào?

Tối 30/4, nhiều người dân có mặt tại trung tâm TPHCM, nhất là khu vực bến Bạch Đằng (quận 1), để xem trình diễn drone. Nhưng chỉ sau vài phút bay, hàng loạt drone gặp trục trặc kỹ thuật và rơi khỏi đội hình, khiến màn trình diễn không thể tiếp tục.

Trên mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết nhờ hỗ trợ tìm lại drone bị thất lạc. Ảnh MXH

Trên mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết nhờ hỗ trợ tìm lại drone bị thất lạc. Ảnh MXH

Liên quan đến vụ việc, đại diện đơn vị đối tác của Ban tổ chức trình diễn drone show tối 30/4 cho biết đội ngũ đang thu hồi drone (thiết bị bay không người lái) bị rơi. Hiện chưa có con số thống kê cụ thể.

Liên quan đến việc thu hồi drone, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết nhờ hỗ trợ tìm lại drone bị thất lạc.

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Văn Nam - Đoàn luật sư TP Hà Nội nhận định, sự cố các thiết bị bay không người lái rơi tại TPHCM trong đêm 30/4 vừa qua là một sự việc đáng tiếc, song không phải là hiện tượng hiếm gặp.

Thực tế thời gian qua, nhiều chương trình kỷ niệm, sự kiện lớn có sử dụng thiết bị bay đã từng gặp tình trạng thiết bị rơi vì nhiều lý do khác nhau, gây gián đoạn hoạt động trình diễn.

Để hạn chế thiệt hại, Ban tổ chức các sự kiện đều phát thông báo đề nghị người dân nếu nhặt được thiết bị bay không người lái cần giao nộp lại cho đơn vị tổ chức.

Nếu nhặt được tài sản không trả lại mà tạm thời “bỏ túi”, người nhặt được tài sản có thể đối mặt với việc bị xử phạt hành chính hoặc nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể, theo điểm đ, khoản 2, Điều 15 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi chiếm giữ tài sản của người khác có thể bị phạt tiền đến 3 - 5 triệu đồng.

Theo Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 về tội chiếm giữ trái phép tài sản, người nào cố tình không trả lại tài sản có giá trị từ 10 - dưới 200 triệu đồng hoặc dưới 10 triệu đồng nhưng là di vật, cổ vật/vật có giá trị lịch sử, văn hóa do mình tìm được, nhặt được sau khi đã được yêu cầu trả lại hoặc không giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền tài sản đó cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự:

Bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng.

Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm.

Phạt tù từ 3 tháng - 2 năm.

Nếu tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên thì phải chịu mức phạt tù cao hơn, sẽ phải đi tù từ 1 - 5 năm.

Như vậy, nhặt được tài sản không trả lại có thể bị xử phạt hành chính đến 5 triệu hoặc nặng hơn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự đến 5 năm tù.

Trong buổi trình diễn tối 30-4, do nhiễu sóng diện rộng, để bảo đảm an toàn bay, đơn vị tổ chức quyết định dừng bay và...

Theo Phúc Đức ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Thời sự

Xem Thêm