Chia sẻ

Nga mạnh tay chi cho quốc phòng, kinh tế hiện ra sao?

Sự kiện: Kinh tế thế giới
0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Dự kiến, năm 2025, chi tiêu quốc phòng sẽ chiếm tới 6,3% GDP – mức cao nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh.

Hôm thứ Tư, Bộ Tài chính Nga công bố mức dự báo thâm hụt ngân sách năm 2025 là 1,7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), cao gấp ba lần so với mức 0,5% trước đó. Nguyên nhân chính đến từ việc cắt giảm 24% dự báo doanh thu từ dầu khí, do lo ngại giá dầu sẽ duy trì ở mức thấp trong thời gian dài.

Cụ thể, nguồn thu từ dầu và khí gas dự kiến giảm từ 10,94 nghìn tỷ rúp xuống còn 8,32 nghìn tỷ rúp (tương đương khoảng 101,5 tỷ USD), tương ứng giảm từ 5,1% xuống 3,7% GDP. Trong khi đó, tổng chi ngân sách lại tăng thêm 830 tỷ rúp, đẩy mức thâm hụt lên cao hơn dự báo của giới phân tích (1,5%).

Bối cảnh này cho thấy Nga đang phải điều chỉnh lại kỳ vọng tài khóa trong tình hình quốc tế đầy bất ổn và thị trường dầu mỏ biến động mạnh.

Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov 

Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov 

Nga mạnh tay chi cho quốc phòng

Nga tiếp tục đẩy mạnh chi tiêu cho quốc phòng bất chấp khó khăn ngân sách. Dự kiến, năm 2025, chi tiêu quốc phòng sẽ chiếm tới 6,3% GDP – mức cao nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh. Đây là động thái cho thấy Nga đang dồn lực cho cuộc xung đột tại Ukraine, vốn đã bước sang năm thứ tư.

Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov khẳng định sẽ không đụng đến ngân sách quốc phòng. Ông nói: “Ưu tiên ngân sách vẫn không thay đổi. Đó là hỗ trợ xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia và chăm lo cho gia đình những người tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt.”

Việc tăng mạnh chi tiêu quốc phòng trong khi nguồn thu ngân sách gặp khó khiến không ít chuyên gia lo ngại về khả năng duy trì cân đối ngân sách lâu dài.

Các chuyên gia tài chính cho rằng nếu không muốn cắt giảm chi tiêu quốc phòng, chính phủ Nga sẽ buộc phải tăng thuế, vay nợ nhiều hơn hoặc cắt giảm một số khoản chi xã hội nhạy cảm. Thực tế, Nga đã nâng thuế thu nhập cá nhân và thuế lợi nhuận doanh nghiệp trong năm nay.

Tổng thống Vladimir Putin từ lâu vẫn coi ngân sách cân đối, nợ công thấp và hệ thống thuế ổn định là những thành tựu quan trọng trong suốt 25 năm cầm quyền. Tuy nhiên, bối cảnh xung đột và các lệnh trừng phạt từ phương Tây đang khiến nền tảng tài khóa này chịu nhiều sức ép.

Giá dầu giảm và xung đột thương mại đang ảnh hưởng gì đến kinh tế Nga?

Giá dầu – nguồn thu chủ lực của Nga – đã giảm hơn 11% chỉ trong tháng tư vừa qua, do nhu cầu toàn cầu yếu đi giữa lúc căng thẳng thương mại leo thang. Bộ Tài chính Nga đã hạ mức giá dầu trung bình dùng để tính toán ngân sách năm 2025 từ 69,70 USD xuống còn 56 USD/thùng.

Bất chấp điều này, ông Siluanov khẳng định các kế hoạch phát triển quốc gia vẫn sẽ được thực hiện như dự kiến, không phụ thuộc vào các biến động bên ngoài. Đồng thời, ông đề xuất giảm “ngưỡng cắt” giá dầu – mức giá trên đó doanh thu dầu khí sẽ được đưa vào quỹ dự phòng – để tạo “đệm an toàn” cho tương lai.

Bộ Kinh tế Nga lần đầu công bố dự báo rủi ro cao cho nền kinh tế, theo đó cho rằng các cuộc chiến thương mại toàn cầu – bắt nguồn từ chính sách bảo hộ của Mỹ – đang là rủi ro hàng đầu. Trong kịch bản xấu, tăng trưởng GDP của Nga năm 2025 có thể chỉ đạt 1,8%, thấp hơn nhiều so với dự báo cơ sở 2,5% (mà nhiều chuyên gia đánh giá là quá lạc quan).

Năm 2024, kinh tế Nga tăng trưởng 4,3%, nhưng xu hướng giảm tốc là điều khó tránh nếu thương mại toàn cầu tiếp tục bất ổn. Bộ Kinh tế cũng cảnh báo giá dầu và các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Nga có thể tiếp tục giảm nếu xung đột thương mại leo thang.

Dù đối mặt với các biện pháp trừng phạt quốc tế, Nga vẫn duy trì được khả năng tự cung tự cấp trong nhiều lĩnh vực kinh...

Theo Ngọc Linh (Theo Reuters) ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Kinh tế thế giới

Xem Thêm