Chia sẻ

Nông dân hợp sức biến rơm rạ từ “rác” thành “vàng”

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ
0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Đừng vội vứt bỏ rơm rạ ngoài ruộng, có rất nhiều cách để biến thứ “phế thải” này thành nguyên liệu hữu ích.

Rơm rạ: Từ đồ phế thải thành thứ nông dân nào cũng cần

Những năm gần đây, tại huyện Đồng Hà, Cáp Nhĩ Tân, Hắc Long Giang (Trung Quốc), các hợp tác xã chuyên nghiệp của nông dân đã liên tục khám phá, tìm cách tận dụng rơm rạ theo hướng “đa năng hóa”. 

Từ dùng rơm rạ làm phân bón, làm nhiên liệu, thức ăn chăn nuôi cho đến làm vật liệu cơ bản, nguyên liệu thô, người dân địa phương đã giúp cải thiện tỷ lệ sử dụng rơm rạ toàn diện, từ đó thúc đẩy phát triển nông nghiệp tuần hoàn. Trước đó, nhờ sức mạnh của khoa học công nghệ, các hợp tác xã đã biến rơm rạ từ cây ngô thành chất đốt. 

Nông dân hợp sức biến rơm rạ từ “rác” thành “vàng” - 1

Bên cạnh đó, việc đưa rơm rạ trở lại làm phân bón trên đồng ruộng cũng là biện pháp then chốt để nâng cao độ phì nhiêu của đất đen. Tổng cộng, các hợp tác xã ở huyện Đồng Hà đã thực hiện biện pháp này trên diện tích 5.000 mẫu ruộng, xây dựng được một khu vực kiểu mẫu về bảo vệ đất đen. Người dân cũng áp dụng quy trình cày sâu vào mùa thu, xới và làm đất tơi xốp vào mùa xuân để xử lý vấn đề rơm rạ phân giải chậm. 

Ngoài ra, địa phương còn kết hợp quản lý theo phương pháp khoa học, giúp năng suất lúa bình quân trên mỗi mẫu của hợp tác xã tăng 5,8%, số lượng giun đất tăng gấp 3 lần, đa dạng sinh học được cải thiện đáng kể.

Nông dân hợp sức biến rơm rạ từ “rác” thành “vàng” - 2

Việc tái sử dụng rơm rạ tại huyện Đồng Hà cũng là giải pháp giúp giảm ô nhiễm môi trường, cải thiện việc sử dụng tài nguyên và thúc đẩy phát triển nông nghiệp tuần hoàn. Đồng thời, nhận thức về môi trường của người dân địa phương đã được nâng cao đáng kể, mọi người đã tích cực tham gia vào việc tái sử dụng toàn diện rơm rạ. Rơm rạ, trước đây được coi là rác thải, hiện đã trở thành nguyên liệu phổ biến trong nhiều lĩnh vực. 

Không chỉ ở Trung Quốc, nhiều quốc gia khác cũng có những giải pháp hữu ích để tái sử dụng rơm rạ. Như ở Mỹ hay Thái Lan, người ta dùng rơm rạ để sản xuất giấy. Hoặc, cũng có thể tận dụng rơm rạ để sản xuất ethanol. 

Ở nước ta, rơm rạ cũng thường được tận dụng làm phân bón, làm thức ăn cho gia súc và còn có thể dùng để trồng nấm. Làm nấm rơm, người dân không cần phân bón vì rơm rạ khi phân hủy đã đủ cung cấp dinh dưỡng cho nấm phát triển. Việc này cũng không tốn nhiều chi phí đầu tư.

Trên các chợ mạng Việt Nam, rơm cuộn khô cũng là mặt hàng phổ biến, giúp mang lại thu nhập đáng kể. Rơm rạ khô có thể dùng cho cây trồng, đốt làm tro sạch, lót chuồng cho vật nuôi hoặc dùng để trang trí sân vườn, trang trí cho các quán cà phê, nhà hàng mang phong cách đồng quê. Giá của rơm cuộn to dao động từ 80.000 - 120.000đ/cuộn trở lên tùy loại.

Loại rác thải này nhà nào cũng có, thậm chí còn có số lượng rất lớn nhưng ít ai biết nó có thể biến thành các sản phẩm...

Theo Hương Nguyễn (Theo baijiahao) ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Đắt - Độc - Lạ

Xem Thêm