Chia sẻ

Chiến tranh khốc liệt giữa Ấn Độ và Pakistan: Ra đời một quốc gia mới

0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Chỉ trong vỏn vẹn 13 ngày, một cuộc chiến ác liệt giữa Ấn Độ và Pakistan đã gây ra thương vong lớn và dẫn đến sự thành lập một quốc gia mới.

Ấn Độ nằm giữa Đông Pakistan và Tây Pakistan (phần màu xanh lá). Ảnh: The Indosphere

Ấn Độ nằm giữa Đông Pakistan và Tây Pakistan (phần màu xanh lá). Ảnh: The Indosphere

Những vết nứt không thể hàn gắn

Khi Ấn Độ và Pakistan tách khỏi Anh năm 1947, Pakistan được hình thành từ 2 vùng lãnh thổ cách biệt: Tây Pakistan (nay là Pakistan) và Đông Pakistan (nay là Bangladesh). Việc bị chia cắt bởi hơn 1.600km lãnh thổ Ấn Độ, cộng thêm khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ, đã khiến Đông Pakistan và Tây Pakistan nảy sinh mâu thuẫn sâu sắc.

Trong khi chính quyền Tây Pakistan áp đặt tiếng Urdu làm quốc ngữ, người dân Đông Pakistan, chiếm đa số, lại sử dụng tiếng Bengal.

Tình hình trở nên căng thẳng hơn sau cuộc tổng tuyển cử năm 1970 tại Pakistan. Đảng Awami League, do ông Mujibur Rahman lãnh đạo, giành chiến thắng áp đảo ở Đông Pakistan, nhưng chính quyền Tổng thống Yahya Khan từ chối trao quyền lực. Điều này dẫn đến các cuộc biểu tình quy mô lớn đòi độc lập ở Đông Pakistan.

Theo Britannica, xung đột leo thang vào tháng 3/1971, khi Tổng thống Pakistan Yahya Khan ra lệnh trấn áp phong trào đòi độc lập của Đông Pakistan.

Cựu Tổng thống Pakistan Yahya Khan. Ảnh: Tv9 Hindi

Cựu Tổng thống Pakistan Yahya Khan. Ảnh: Tv9 Hindi

Chiến dịch Operation Searchlight của quân đội Pakistan khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng, hàng triệu người phải chạy sang Ấn Độ lánh nạn, theo trang Britannica.

Bạo lực khốc liệt đã thúc đẩy phong trào giải phóng Đông Pakistan. Lực lượng Mukti Bahini, bao gồm dân thường và binh sĩ Pakistan đào ngũ, được thành lập để tiến hành chiến tranh du kích chống lại quân đội Pakistan. Ấn Độ, đối mặt với áp lực từ 10 triệu người tị nạn ở Đông Pakistan, cũng bắt đầu hỗ trợ ngầm cho Mukti Bahini, đặt nền móng cho sự can thiệp quân sự trực tiếp sau này.

Những diễn biến quyết định

Sau nhiều tháng hỗ trợ bí mật cho lực lượng Mukti Bahini của Đông Pakistan, Ấn Độ chính thức tham chiến ngày 3/12/1971, khi Pakistan mở chiến dịch không kích Operation Chengiz Khan nhằm vào các căn cứ không quân phía tây bắc Ấn Độ. 

Tờ India Express dẫn lời Thủ tướng Indira Gandhi tuyên bố: “Đây là hành động khiêu chiến trắng trợn”. New Delhi lập tức đáp trả bằng một chiến dịch quân sự toàn diện, phối hợp chặt chẽ với lực lượng Mukti Bahini.

Chiến lược của Ấn Độ được xây dựng trên 3 mũi tấn công: trên bộ, trên không và trên biển.

Ở Đông Pakistan, quân đội Ấn Độ nhanh chóng giành ưu thế nhờ sự hỗ trợ của Mukti Bahini, lực lượng làm suy yếu quân đội Pakistan qua các cuộc phục kích và phá hoại. 

Hải quân Ấn Độ thiết lập một cuộc phong tỏa biển, cắt đứt nguồn tiếp tế của Pakistan, trong khi không quân tiến hành các cuộc không kích vào các thành phố lớn như Lahore và Karachi, theo Indian Express.

Ở Tây Pakistan, các cuộc giao tranh diễn ra tại bang Punjab, Rajasthan (Ấn Độ) và Jammu và Kashmir (phần do Ấn Độ kiểm soát), nhưng trọng tâm của chiến dịch vẫn là Đông Pakistan.

Lực lượng ở Đông Pakistan bắt gián điệp năm 1971. Ảnh: Getty

Lực lượng ở Đông Pakistan bắt gián điệp năm 1971. Ảnh: Getty

Đỉnh điểm của cuộc chiến diễn ra vào giữa tháng 12/1971 khi quân đội Ấn Độ đã siết chặt vòng vây quanh Dhaka – "trái tim" của Đông Pakistan. Với ưu thế tuyệt đối về không quân và hải quân, Ấn Độ dội bom liên tục vào các vị trí phòng thủ, đồng thời phong tỏa đường tiếp tế từ biển. 

Theo Indian Express, chiến thuật “blitzkrieg” (tấn công chớp nhoáng) được áp dụng triệt để: Quân Ấn bỏ qua các cứ điểm nhỏ, tập trung thọc sâu vào các mục tiêu then chốt, khiến lực lượng Pakistan bị chia cắt và mất khả năng phối hợp.

Trong tuyệt vọng, tướng A.A.K. Niazi – Tư lệnh Pakistan chiến đấu tại Đông Pakistan – liên tục gửi tín hiệu cầu cứu về Tây Pakistan. Theo India Today, một bức điện ngày 7/12/1971 của Thống đốc Đông Pakistan gửi Tổng thống Yahya Khan viết: “Hàng triệu người trung thành đang chờ chết… Nếu không có can thiệp quân sự trực tiếp từ đồng minh trong 48 giờ, hãy đàm phán đầu hàng”. Sau đó, các đồng minh của Tây Pakistan không có động thái nào.

Ngày 16/12/1971, khi quân Ấn tiến sát cổng thành Dhaka, tướng Niazi nhận tối hậu thư từ quân đội Ấn Độ: “Đầu hàng trong vòng 30 phút, hoặc chúng tôi sẽ tấn công”. Theo Al Jazeera, lúc 16h55p cùng ngày, trong một tòa nhà bị hư hại nặng ở Ramna Race Course (nay là Công viên Suhrawardy Udyan), tư lệnh Niazi ký “Văn kiện Đầu hàng” trước sự chứng kiến của hàng trăm phóng viên quốc tế.

Kẻ thắng, người thua và nỗi đau không lời

Tướng Khan Niazi của Pakistan ký văn kiện đầu hàng vào ngày 16/12/1971. Ảnh: AmrullahSaleh2

Tướng Khan Niazi của Pakistan ký văn kiện đầu hàng vào ngày 16/12/1971. Ảnh: AmrullahSaleh2

Việc tư lệnh Pakistan ký văn kiện đầu hàng chính thức chấm dứt cuộc chiến Ấn Độ - Pakistan năm 1971. Ngày 16/12/1971, Đông Pakistan tuyên bố độc lập, đổi tên là Bangladesh, chính thức trở thành quốc gia thứ 139 trên thế giới. Tuy nhiên, theo Al Jazeera, phải đến năm 1974, Pakistan mới công nhận nền độc lập của Bangladesh sau áp lực quốc tế.

Theo trang Britannica, Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) ước tính, hơn 3.500 binh sĩ Ấn Độ và khoảng 5.000 binh sĩ Pakistan đã thiệt mạng, cùng hàng chục nghìn người bị thương trong cuộc chiến. Con số này chưa tính đến thương vong thảm khốc cho dân thường, dao động từ 300.000 đến 3 triệu người. Ít nhất, 10 triệu người phải sơ tán.

Ấn Độ còn bắt giữ 93.000 tù binh Pakistan – con số đầu hàng lớn nhất kể từ Thế chiến II - và giam giữ suốt 3 năm.

Theo Al Jazeera, cuộc chiến Ấn Độ - Pakistan 1971 cũng được nhìn nhận khác nhau qua lăng kính của các quốc gia liên quan. Với Bangladesh, người dân nước này xem đây là cuộc đấu tranh giải phóng Đông Pakistan.

Với Ấn Độ, nước này kỷ niệm chiến thắng như một cột mốc lịch sử, được gọi là Vijay Diwas (Ngày Chiến thắng). Chiến thắng năm 1971 đã củng cố vị thế khu vực của Ấn Độ, nhưng cũng để lại những vấn đề như dòng người tị nạn ở bang Assam và mối lo về việc đối xử với 93.000 tù binh Pakistan.

Pakistan xem cuộc chiến 1971 là một thất bại nặng nề. Nhiều người Pakistan đổ lỗi cho Ấn Độ dẫn đến sự gia tăng thái độ chống Ấn Độ ở Pakistan.

Năm 1965, Pakistan được cho là có động thái châm ngòi cho nổi dậy ở vùng Kashmir chống lại Ấn Độ, nhưng bước ngoặt bất...

Theo Nguyễn Thái - (t/h) ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
3 lần chiến tranh Ấn Độ - Pakistan

Xem Thêm