Chia sẻ

Vụ tai nạn ở Vĩnh Long: "Người thực hiện hành vi nguy hiểm" không thể là nạn nhân

0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Liên quan vụ tai nạn ở Vĩnh Long khiến cháu N.N.B.Tr. tử vong, 4 luật sư ở TP HCM đã tham gia bảo vệ quyền lợi cho gia đình nạn nhân

Liên quan vụ việc cháu N.T.B.Tr. (14 tuổi), con ông N.V.P. (ngụ xã Trà Côn, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) bị tai nạn giao thông ngày 4-9-2024 và tử vong, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an huyện Trà Ôn đã 2 lần ra quyết định không khởi tố vụ án với 2 lý do khác nhau.

Luật sư Đỗ Ngọc Thanh cho rằng việc sử dụng cụm từ "người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội" đối với trẻ em là không đúng

Luật sư Đỗ Ngọc Thanh cho rằng việc sử dụng cụm từ "người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội" đối với trẻ em là không đúng

Theo đó, ngày 26-12-2024, Cơ quan CSĐT Công an huyện Trà Ôn ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự (số 760/QĐ-ĐTTH) đối với việc vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ xảy ra ngày 4-9-2024 tại ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Xuân. Lý do không khởi tố là vì "người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết".

Sau đó, gia đình ông P. có đơn khiếu nại tới VKSND huyện Trà Ôn. Ngày 17-1-2025, VKSND huyện Trà Ôn ra quyết định hủy bỏ Quyết định 760/QĐ-ĐTTH (không khởi tố vụ án hình sự) của Cơ quan CSĐT Công an huyện; đồng thời, chấp nhận một phần đơn khiếu nại của gia đình ông P.

Tuy nhiên, đến ngày 23-1-2025, Công an huyện Trà Ôn tiếp tục ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự (số 73/QĐ-ĐTTH), lần này là với lý do "không có sự việc phạm tội".

Trao đổi với phóng viên về lý do CQĐT không khởi tố vụ án, luật sư Đỗ Ngọc Thanh, Chi hội trưởng Chi hội Luật sư - Hội Bảo vệ Quyền trẻ em TP HCM, phân tích: "Dùng cụm từ "người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết" thì người thực hiện hành vi nguy hiểm ở đây tất nhiên là cháu Tr. Việc xác định như thế là không đúng quy định pháp luật và không đúng với Luật Trẻ em".

Theo luật sư Đỗ Ngọc Thanh, trong các hành vi vi phạm về giao thông quy định đối với người 14-16 tuổi thì không có nội dung nào liên quan việc "người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết". Trong khi đó, Luật Trẻ em đã có những nội dung quy định rõ việc bảo vệ quyền sống của trẻ, quyền không được xâm phạm …

Bà N.T.H. (mẹ cháu Tr.) xót xa khi nhìn lại quần áo con gái mặc hôm xảy ra tai nạn

Bà N.T.H. (mẹ cháu Tr.) xót xa khi nhìn lại quần áo con gái mặc hôm xảy ra tai nạn

"Thuật ngữ "người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội" được dùng trong quá trình xác minh điều tra, xét thấy rằng người thực hiện hành vi phạm tội đã chết thì căn cứ vào khoản 7, Điều 157 Bộ Luật Tố tụng Hình sự. Còn việc dùng thuật ngữ này đối với trẻ em là không đúng" - luật sư Đỗ Ngọc Thanh nhận định.

Đối với vụ việc liên quan cái chết của cháu N.N.B.Tr., Hội Bảo vệ Quyền trẻ em TP HCM đã cử 4 luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi của gia đình nạn nhân. Các luật sư sẽ theo sát vụ việc để bảo đảm quy trình tố tụng thực hiện khách quan.

Đây là ngày làm việc thứ ba của Cơ quan điều tra VKSND Tối cao tại Vĩnh Long liên quan đến vụ tai nạn giao thông này.

Theo Tin-ảnh: Ca Linh ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Vụ bắn người rồi tự sát tại Vĩnh Long

Xem Thêm